Chó bị ghẻ Sarcoptes scabiei var canis


Sarcoptes scabiei var canis
Đây là một bệnh nhiễm ký sinh trên da gây ngứa dữ dội, có thể lây lan giữa người và động vật do Sarcoptes scabiei var canis.  

2.1. Phân loại học
- Ngành    : Arthropoda
- Lớp    : Arachnida
- Bộ    : Acarina
- Phân bộ    : Astigmata (Sarcoptiformes)
- Họ    : Sarcoptidae
- Giống    : Sarcoptes (Ghẻ)
- Loài    : Sarcoptes scabiei canis
2.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo
-    Ghẻ có hình tròn hay bầu dục, con đực nhỏ hơn con cái, kích thước con đực 0,25 mm, con cái 0,4 – 0,43 mm. Cả con đực lẫn con cái đều có điệm vuốt bàn chân. Trên mình phủ nhiều lông tơ, capitulum (đầu) có hình nón, chiều ngang lớn gấp 2 lần chiều dọc. Mặt lưng có nhiều đường vân song song, có 4 đôi chân ngắn nhú ra như măng tre mọc, mỗi chân có 5 đốt. Cuối bàn chân có giác tròn với ống cán dài và có nhiều lông tơ. Hậu môn ở rìa cơ thể và có thể thấy ở mặt lưng.
-    Ghẻ đực có giác bàn chân ở đốt chân số I, II, III, lỗ sinh dục ở giữa đôi chân thứ III. Ghẻ cái có lỗ âm môn sau mặt lưng, có giác bàn chân ở đuôi I, II, trứng hình bầu dục, màu trứng xám hoặc hơi vàng, kích thước 0,15 x 0,1 mm.

Hình 1. Hình dạng Sarcoptes
  2.3. Chu kỳ sinh học
  

  Vòng đời Sarcoptes scabiei var canis
  Vòng đời của Sarcoptes scabiei var canis trải qua 5 giai đoạn phát triển:
  Trứng ->       Larva ->        Protonymph        -> Deutonymph                    -> Trưởng thành
  Ghẻ ngầm đào rãnh dưới biểu bì lấy dịch lâm ba và dịch tế bào làm chất dinh dưỡng. Sau khi giao phối ghẻ cái bắt đầu đẻ trứng, 3-4 ngày trứng nở ra Larva có 6 đôi chân. Larva chui ra khỏi hang sống trên mặt da, sau đó chui vào lỗ chân lông phát triển rồi biến thái thành Nymph có 8 đôi chân, 4-6 ngày sau biến thành ghẻ trưởng thành. Hoàn thành vòng đời mất 15-21 ngày. Tùy thuộc vào môi trường bên ngoài ghẻ dạng trưởng thành có thể sống từ 2-3 tuần khi rời vật chủ.
  2.4. Triệu chứng bệnh tích
  Có 3 biểu hiện chính:
  -    Ngứa
  Do ghẻ đào hang, tiết ra độc tố, nước bọt và các chất bài tiết làm cho con vật bị ngứa, khi trời nóng hay thú vận động thì ngứa càng nhiều. Chó bị ghẻ hay gãi, nhây, cắn chổ ngứa. Đôi khi chó cọ sát lưng vào tường hay nằm lăn qua lại dưới đất.
  -    Rụng lông
  Ấu trùng chui vào nang bao lông gây viêm bao lông cùng với việc cọ sát gây rụng lông, rụng thành từng đám càng về sau càng lan rộng cùng với sự sinh sản của ghẻ cái thích đi xa để thành lập những quần thể mới.
  -    Da đóng vảy
  Chổ ngứa nổi những mụn nước bằng đầu kim, do cọ sát nên mụn vỡ, chảy tương dịch rồi khô đi tạo vảy dính chặt vào lông và da, tiếp tục lan rộng sau 5-6 tháng da hoàn toàn trơ trụi, đóng vảy dày và nhăn nheo như da voi, bóc mùi hôi thối.
  Bệnh làm cản trở chức năng da, con vật bị ngứa liên tục, mất ngủ chổ gãi bị nhiễm trùng, viêm tạo ung nhọt.
  
Hình 2. Chó bị rụng lông thành từng mảng lớn
  2.5. Chẩn đoán
  -    Dựa vào triệu chứng bệnh tích lâm sàng.
  -    Dựa vào xét nghiệm ghẻ bằng phương pháp tập trung như chẩn đoán Demodex.
2.6 Điều trị
 Trường hợp chó bị nhiễm Sarcoptes
  Dùng thuốc NOVA MECTIN 0,25%:
  + Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 6 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
  + Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 4 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần
  Dùng thuốc NOVA MECTIN 1%:
  + Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 25 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
  + Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 16 kg thể trọng, tuần 1 lần, trong 3 tuần.
  Trong thời gian điều trị cần nhốt thú nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh phụ nhiễm. Kết hợp với tắm xà phòng diệt ghẻ của anova là NOVA-PINK SHAMPOO tuần tắm 3 lần
  -    Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVAXIDE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét