QUY TRÌNH GIÁO DỤC CHÓ CON



Quá trình giáo dục chó con và chó trẻ có tính đến các đặc điểm về độ tuổi, có thể chia ra làm 3 thời kỳ:

Thời kỳ thứ nhất: Thời kỳ bú mẹ, trước khi cai sữa
Thời kỳ thứ hai: từ 1 đến 5 tháng tuổi cho đến 5 hoặc 6 tháng tuổi
Thời kỳ thứ ba: từ 5 đến 6 tháng tuổi cho đến 12 hoặc 18 tháng tuổi. Đây là thời kỳ giáo dục cá thể đối với chó con và chó trẻ.

---------------------------------------------------
Thời kỳ thứ nhất: Theo số liệu của rất nhiều nhà nghiên cứu, thì qua nhiều lần phân tích, họ đều kết luận rằng: các phản xạ và điều kiện của chó con bắt đầu được thể hiện từ ngày thứ 20 đến 25 sau khi chúng ra đời.

Các phản xạ nguyên thủy về khứu giác, về thức ăn đã xuất hiện ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời chó con và các phản xạ này có bản chất điều kiện - không điều kiện. Khi hình thành các phản xạ này có mặt tất cả các cơ quan phân tích như vị giác, vận động, xúc giác, nhiệt độ và khứu giác. Nếu loại trừ khỏi tổ hợp này, chẳng hạn như kích thích về vị giác thì các phản xạ thuộc về khứu giác sẽ được tạo thành chỉ ở ngày thứ 20 hoặc 22 sau khi chó con ra đời.

Nhiệm vụ chính của việc giáo dục chó con ở thời kỳ còn bú mẹ là cho chúng làm quen với các kích thích khác nhau của môi trường xung quanh. Điều này được giảm nhẹ đi bằng việc nuôi dưỡng chó con cùng với chó mẹ, bởi vì chó con sẽ bắt chước chó mẹ phản ứng lại kích thích này hay kích thích khác. Cần tính đến một điều là các phản xạ bắt chước ở chó con lại được thể hiện ở dạng tích cực nhất.

Dạo chơi - đây là một hình thức chủ yếu mà thông qua nó có thể làm cho chó con quen với môi trường xung quanh và tập cho chúng quen phản ứng lại một cách bình tĩnh đối với các kích thích khác nhau mà chúng gặp. Có thể tác động vào chó con rất nhiều loại kích thích khác nhau như: kích thích thuộc về động vật, kích thích những mùi khác nhau, các âm thanh khác nhau (ví dụ âm thanh do các phương tiện vận chuyển, âm thanh do tiếng súng đưa lại ...) hoặc là người lạ, rừng, gió, mưa, sấm, các chướng ngại vật... phải cho chó con làm quen với tất cả các kích thích và phải dạy cho chúng không sợ bất kỳ kích thích nào nhưng lại thận trọng đối với các kích thích. Đối với điều này cần phải chấp hành một trình tự xác định.

Khi cho chó bắt đầu làm quen với các kích thích, thì nên đặt chúng ở hoàn cảnh bình thường rồi dần dần mới đặt chúng ở hoàn cảnh phức tạp hơn. Không nên dẫn chó từ trại chăn nuôi đến ngay những nơi náo nhiệt, nơi đông người, ồn ào, còi inh ỏi, đầy các âm thanh, các tiếng ầm ầm do xe cộ đi lại, sẽ làm cho chó con hoảng sợ. Nỗi sợ hãi đó sẽ còn đọng lại ở chó con rất lâu và do vậy lần dạo chơi tiếp theo giống như thế sẽ làm cho chó con trở lên hèn nhát. Làm cho chó con sợ thì dễ, nhưng làm tiêu tan đi những nỗi sợ ở chúng thì rất khó.
Các cuộc dạo chơi có thể bắt đầu ngay từ khi chó con vừa mới biết tự mình chuyển động. Lần đầu dẫn chó con đi dạo từ 2 - 3 lần 1 ngày, mỗi lần 15 phút (đi cả đàn) và để cho chúng đi dạo cùng với chó mẹ ở nơi yên tĩnh trong trại chăn nuôi hoặc một địa điểm nào đó gần trại. Khi đó cần phải tập cho chó con quen với các khẩu lệnh như "lại đây", "đi dạo chơi". Thói quen chạy lại huấn luyện viên theo khẩu lệnh "lại đây" cần được rèn luyện, ngay cả khi cho ăn. Trước khi giao cho chúng thức ăn cần vẫy gọi chó mẹ, và dĩ nhiên cùng đi với chó mẹ là đàn chó con, lúc đầu ở khoảng cách gần (5-7m), sau đó tăng độ xa của khoảng cách lên.
Trong thời gian đi dạo chơi, khi chó con và chó mẹ chạy ra xa, ở khoảng cách không lớn lắm (5-7m), huấn luyện viên lại phát lệnh "lại đây" để vẫy gọi chó mẹ và cùng với chó mẹ là cả đàn con sẽ chạy lại. Huấn luyện viên lúc đó âu yếm chúng và đồng thời phát lệnh "tốt" và cho chúng một mẩu bánh, sau đó cùng chơi đùa với chúng. Ở mỗi lần dạo chơi phát lệnh "đi dạo đi" từ 3 -5 lần, các lần cách nhau từ 5-10 phút, sau đó phát lệnh "lại đây". Nếu cho chó con chạy lại không được tích cực thì ta cần chạy xa chúng ra hơn nữa khi chúng vừa mới chạy gần đến ta, bởi vì để chạy được đến chủ sớm hơn thì chó con sẽ cùng với chó mẹ chạy nhanh hơn và sôi nổi hơn. Nếu hàng ngày ôn lại các bài luyện tập phản xạ như vậy đối với khẩu lệnh "lại đây' thì phản xạ này sẽ được tự động hóa và trở thành phản xạ liên tục ở chó con.

-------------------------------------

Thời kỳ thứ hai của việc giáo dục chó con được bắt đầu ngay sau khi cai sữa cho chúng. Từng lứa chó con sẽ được nuôi dưỡng trong các chuồng thú đặc biệt có kích thước 6 x 6m. Chuồng thú được làm bằng lưới kim loại có độ cao từ 1,5 - 2m. Trong các chuồng thú cần xây các chướng ngại vật không lớn lắm dưới dạng mương rãnh và hàng rào với độ cao từ 10 - 15m, treo các miếng giẻ mềm để luyện khả năng nắm bắt. Dưới dạng đồ chơi, trong chuồng thú phải có những chiếc xương to, các mẫu dày và hàng cao su...


Cần xem xét các đặc điểm hành vi về độ tuổi của chó con. Đối với chó con từ 2 - 3 tháng tuổi hầu như vắng mặt sự ức chế bên ngoài, các phản xạ có điều kiện được hình thành cực nhanh, có thể nói là nhanh hơn so với các thời kỳ khác. Khi chó con được 25 - 40 ngày, 42 - 50 ngày kể từ khi ra đời, cũng như vậy khi chúng được 4 -5 tháng và 6-7 tháng thì sự ức chế bên ngoài tăng lên rất nhiều và điều này có liên quan đến sự hình thành lâu dài, nhất là các phản xạ mới có điều kiện. Các giao động cá thể phát triển cùng với sự hình thành các mối quan hệ có điều kiện và sự ức chế bên ngoài ở các con chó khác nhau.
Công việc về chăn nuôi, giáo dục, tập luyện chó ngày càng phức tạp hơn. Nếu như cùng với chó cái - mẹ chó con tỏ ra dũng cảm giữa các kích thích khác nhau, thì khi vắng mẹ chúng trở lên thận trọng hơn. Do đó, trong 2 - 3 ngày đầu sống vắng mẹ, chỉ nên tác động lên chó con các kích thích ít sức mạnh nhất. Ví dụ cho chó con đi dạo chơi gần trang trại chăn nuôi thì cho chúng dạo ở những nơi có số lượng các kích thích quen thuộc với chúng ít nhất.

Ở thời kỳ này, việc giáo dục vẫn tiếp tục diễn ra đồng thời phải làm tăng cường sự quyến luyến của chó con đối với chủ và ý thức cảnh giác của chúng đối với người lạ mặt. Ở thời kỳ này còn rèn luyện cho chó các thói quen như dũng cảm vận động tích cực, hung dữ có chừng mực (có tính chất tấn công và giữ chặt giẻ và áo mềm ở phía trên của người lạ - người phụ việc cho huấn luyện viên). Hơn nữa phải dạy cho chó quen với tên riêng, với vòng cổ, với dây cương, với việc truy lùng và khay dụng cụ, rèn luyện cả thói quen khi nhận lệnh "'về chỗ". Cần dạy cho chó quen với nước, với việc hơi lội và thận trọng rèn luyện cho chúng thói quen kết thúc hành động khi có lệnh (thôi). Nên tập dượt cơ quan phân tích khứu giác càng nhiều càng tốt.
Độ tuổi tốt nhất để rèn luyện các phản xạ quyến luyến đối với người ở chó con là trước khi chúng được 7 tuần tuổi. Từ tuần tuổi thứ 5 ở chó con cũng đã xuất hiện các phản xạ quyến luyến với người rồi, sau đó càng ngày chúng càng muốn tránh tiếp xúc với con người. Hơn thế nữa, nếu sự gần gũi với con người không được rèn luyện trước 14 tuần tuổi (trong những điều kiện nuôi dưỡng đặc biệt) thì ở chó đã xuất hiện ý thức ngại không muốn tiếp xúc với người và ý thức đó mãnh liệt đến mức nó không để ai đến gần nó. Tuổi này, các nhà nghiên cứu coi là ranh giới của thời kỳ phát triển tình cảm quyến luyến ở chó. Đến cuối thời kỳ này, phản ứng sợ hãi lên cao độ. Các số liệu này cần được nghiên cứu xem xét khi luyện tập giáo dục cho chó con.

Các cuộc dạo chơi tiến hành trong các điều kiện địa hình khác nhau, ví dụ như trên cánh đồng, trong rừng, gần đường, các địa điểm có dân cư. Sau đó cho chó đi dạo trên các đường phố vắng người, ít náo nhật rồi tiếp đó mới cho chó đi dạo ở các phố đông người hơn, nơi có cả sân vận chuyển giao thông của ngựa, của ô tô, sau nữa nếu có điều kiện thì cho chó dạo cho đến khi chó con được từ 6 - 8 tháng tuổi là đã quen với các kích thích khác nhau và phản ứng lại bình tĩnh hơn đối với bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu trong cuộc dạo chơi có cái gì đó làm cho chó con hoảng sợ thì huấn luyện viên phải đích thân đến vật đã làm chó con hoảng sợ, gọi chó con lại, cho nó quan sát kỹ lưỡng và cho nó ngửi đồ vật đó, trong khi đó phải khuyến khích nó bằng những cái vuốt ve và cho nó kẹo. Khi vui chơi thì phải chạy cùng với chó con đến vật "cũ" đối với chó hoặc thỉnh thoảng đi qua chúng, vuốt ve chúng và lúc đó lại cho chúng kẹo. Tiếp xúc sự duy trì sự tiếp xúc giữa các con chó con với nhau và giữa chó con với những con chó đã lớn và được đánh giá tốt về mặt nghiệp vụ là điều rất quan trọng nhằm đạt được mục đích rèn luyện có hiệu quả nhất, các đặc điểm hành vi cần thiết trong trình tự bắt chước. Trong các cuộc dạo chơi cần mang theo một con chó dũng cảm đã được tập luyện.

Ở chó con các phản xạ tương tự thể hiện rất mạnh mẽ. Sự tiếp xúc, một bầy trên đồng cỏ khác biệt là đặc tính của tất cả các vật. Những con chó con sau này dùng để chăn nuôi gia súc thường được nuôi dưỡng trong các đàn cừu hoặc được nuôi dưỡng cùng với những con chó đã lớn và đã được trưởng thành, nhằm làm cho chó con có thể bằng cách bắt chước để học tập được các hành vi cần thiết (các thói quen).
Việc cho chó con mang vác nặng nên tăng dần dần để chó con khỏi bị mệt, đồng thời phải luôn luôn theo dõi hành vi của chúng. Sự tập dượt thể lực tốt nhất đối với chó con là cho chúng dạo chơi và vui đùa với các bạn cùng tuổi. Cần phải tính đến điều là chó con khi ở trong tổ chức thì hành động rất dũng cảm và tích cực, nhưng khi có một mình chúng thì chúng trở lên quá cẩn thận và thỉnh thoảng còn tỏ ra hèn nhát. Do vậy, bước chuyển tiếp từ việc giáo dục theo nhóm sang việc giáo dục cá biệt cần phải liên tục, nghĩa là giảm dần nhóm chó con và đưa những cái phức tạp cũng phải từ từ để đến khi chó được 5 đến 6 tháng tuổi thì có thể chuyển sang việc giáo dục cá biệt.

Từ tháng tuổi thứ 3, người ta chia chó con ra thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 2 đến 3 con. Người ta tăng dần mức độ phức tạp trong việc rèn luyện các phản xạ theo ý muốn (các thói quen). Ngoài việc cho chó con đi dạo chơi hàng ngày và mỗi ngày từ 3 - 4 tiếng, cần bắt đầu tập cho chúng quen với tên riêng, với khay đựng đồ vật với việc vượt qua chướng ngại vật và việc tìm chủ. Đối với tên riêng cần chọn từ ngắn và dễ phát âm.

Khi gọi chó con và cho chúng bánh kẹo thì phải gọi tên riêng. Tên riêng - đó là kích thích có điều kiện, còn kích thích không điều kiện đó là thức ăn; còn phải rất cần sử dụng những cái vuốt ve. Khi gọi chó bằng tên riêng cần phát âm hết sức dịu dàng, sau đó cho chúng miếng thịt và lại vuốt ve chúng. Khi phản xạ có điều kiện đối với tên riêng đã được rèn luyện, kìm chế không cho chó kẹo bánh nữa mà thay vào đó là khẩu lệnh "tốt" phát ra bằng một ngữ điệu khích lệ và lại vuốt ve chúng. Không được lạm dụng tên riêng mà lại không động viên chúng bằng các cử chỉ âu yếm hoặc vuốt ve, bởi vì nếu không được âu yếm và vuốt ve thì chúng sẽ ngừng phản ứng lại đối với tên riêng của chúng. Không cần thiết phải gọi tên riêng của chúng trước khi phát các lệnh khác, bởi vì tên riêng nằm trong một tập hợp các kích thích khác và chó con sẽ thể hiện thói quen ngay cả đối với lệnh khác sau khi gọi chúng bằng tên riêng.

Trong thời gian chơi đùa với chó con, người ta tập cho chúng quen với khay đựng đồ vật và điều này có ý nghĩa to lớn khi cho chúng tập luyện sau này. Những vật mang cho chó con chơi lúc đầu có thể là những chiếc xương ống, sau đó người ta đốt cháy miếng giẻ, rồi một khúc gỗ dày và những chiếc gậy dài khoảng 15 - 18cm...

Đồ vật cần phải rất đa dạng về hình dáng, màu sắc, tính chất, cân nặng để làm sao cho chó con có được khái niệm đối với vật và chó con sẽ tìm và mang về bất cứ việc gì mà huấn luyện viên ném vào chuồng thú. Trong việc này, cần phải biết phân định các bãi tập luyện để làm sao chó không hình thành những thói quen xấu ở chúng, ví dụ như: chó luôn ám ảnh ý thức chơi với vật và giữ vật trong mồm ...

Việc rèn luyện thói quen chơi với đồ vật dựa trên cơ sở của phản ứng bản năng của chó con giữ lấy các vật khi chúng chạy. Dạy cho chó con có thói quen thu vật được tiến hành như sau: cầm đồ vật vẫy vẫy cạnh mõm chó con rồi ném vật xuống đất và nhặt lên, nhưng không cho chó con đụng vào vật, chó con sẽ nhảy lên và tiến lại vật, chúng sẽ chạy và muốn bắt lấy cái đang chuyển động. Đôi khi ta cho chó con nắm bắt lấy vật và phát lệnh "tìm bắt", sau đó vài giây ta tước lấy vật và phát lệnh "đưa đây' và cho chó con bánh kẹo. Tiếp theo lại ném vật đến cho chó, phát lệnh "tìm bắt" đồng thời dùng tay chỉ về phía vật mình vừa ném ra. Chó con tìm vật, giữ lấy vật. Huấn luyện viên khen ngợi chó bằng lệnh "tốt", gọi chúng lại, cầm lấy vật do chúng mang lại và cho chúng kẹo.

Có thể khi dạy chó con quen với việc truy tìm vật thì đồng thời dạy chúng quen biết cách nhảy qua những chướng ngại vật không lớn lắm (ví dụ nhảy qua hàng rào chắn thấp, qua các rãnh không rộng lắm, qua các hố hoặc qua các cây gỗ ...). Những bãi tập tương tự như thế nào sẽ tạo cho chó con thói quen không sợ chướng ngại vật mà chúng gặp trên đường và sau này sẽ làm giảm nhẹ rất nhiều trong việc rèn luyện cho chó biết vượt qua chướng ngại vật phức tạp hơn.

Trong địa phận của trại chăn nuôi cần xây một cái sàn tập luyện đặc biệt có nhiều các chướng ngại vật khác nhau để dạy chó con quen với việc vượt qua các chướng ngại vật đó. Điều này sẽ làm phát triển ở chó tính khéo léo, tính vận động, làm cho các bắp thịt và bộ xương của chó vững chắc hơn. Trên sân cần xây thêm các cầu thang không lớn lắm (tốt nhất là 2 loại cầu thang cho chó ở các lứa tuổi), các hàng rào và các cầu thăng bằng vơis các độ cao khác nhau, các rãnh có các kích thước khác nhau (từ các rãnh đó, qua 1 rãnh to nhất ta đặt một tấm ván và 1 cầu thang). Để phát triển khả năng bắt giữ của chó, cần xây dựng những cột quay có đặt các miếng giẻ ở đó.

Bắt đầu từ tháng tuổi thứ 2, người ta đã dạy cho chó biết vượt qua các chướng ngại vật thấp nhất trên sân tập luyện. Để đạt được kỹ năng về mặt này cần cho chó tập từ 1 - 2 lần 1 ngày, mỗi lần vài phút, phải chấp hành nghiêm chỉnh các trình tự, thận trọng khi thúc giục chó vượt qua các chướng ngại vật trong thời gian vui chơi với chúng và lúc đó hãy hết sức giúp đỡ chúng.

Từ tháng tuổi thứ 3 cần tập cho chó con quen với việc tìm người. Huấn luyện viên kín đáo trốn chó con và nấp sau các vật gần đó. Khi chó con tìm thấy huấn luyện viên thì phải phát lệnh "tốt" và cho nó kẹo. Những bài tập luyện như thế dùng để rèn luyện chó con khi tìm chủ theo mùi của chủ, rồi sau đó là tìm người lạ, tức là rèn luyện, tập dượt tốt đối với các cơ quan phân tích khứu giác. Để đạt được mục đích định ra, khi chó con tìm được chủ, tức là khi chó tập luyện tốt thì phải thường xuyên ném cho chúng những miếng thịt để tỏ ý kiến khen ngợi chúng. Các miếng thịt đó bọc trong một miếng vải, huấn luyện viên phải dẫn chó đến đó.
Sau khi tìm được miếng thịt, chó sẽ tiếp tục việc tìm kiếm tiếp theo, khi đó sẽ hoàn thiện và phát triển phản ứng tìm kiếm. Khi kết thúc trò chơi, kết thúc tập luyện hoặc kết thúc việc ăn uống phải dẫn chó vào chuồng thú vững chắc và huấn luyện viên phải phát lệnh "về chỗ".

Từ tháng tuổi thứ 4, cần dạy cho chó biết bơi, chịu xích, chịu buộc dây cương, cần luyện cho chúng có phản xạ đối với lệnh "đi dạo chơi", hoàn thiện phản xạ đối với lệnh "lại đây", đồng thời tăng tính phức tạp trong các điều kiện tập luyện việc tìm đồ vật. Ngoài ra phải dạy cho chó con biết bắt giữ chắc chắn, rèn luyện cho chúng các phản xạ đối với lệnh dạy cho chúng biết vượt qua các chướng ngại vật phức tạp hơn trên bãi tập. Các chướng ngại vật như; rãnh, hố, cầu thăng bằng, hàng rào, cầu thang ...Cần lưu ý đến tuổi của chó khi cho chúng tập dượt qua các chướng ngại vật này. Chiều cao của rào chắn cho những con chó đang ở tháng tuổi thứ 4 chỉ trong khoảng từ 25 - 35 cm.

Cần dạy cho chó con thói quen chịu xích và chịu buộc dây cương, để sau này trong những trường hợp cần thiết phải buộc chúng thì chúng sẽ quen và phải dạy chúng quen quanh quẩn bên cạnh huấn luyện viên. Phải thường xuyên dạy cho chó quen chịu xích và chịu buộc dây cương ngay cả trong những lúc dạo chơi, trong các trò chơi cùng với chó con và ngay cả trong khi cho chúng ăn. Trong khi vui chơi cần thu hút chó bằng các trò chơi và bằng cách cho bánh kẹo để xích cổ chúng lại. Lúc đầu buộc cổ chúng vài lần bằng dây vải, sau đó khi đang chơi vui thì vuốt ve chúng và thận trọng đeo vào cổ chúng vòng cổ chắc chắn, nếu sau khi đeo xích vào mà chó không yên tâm thì phải thu hút chó bằng trò chơi và bằng cách cho chúng ăn. Sau một thời gian, ta bỏ vòng xích cổ ra, sau đó lại đeo vào. Việc này cần được lặp đi lặp lại trong thời gian dài để củng cố thói quen xích cổ ở chó. Khi nuôi chó thành nhóm thì phải tháo xích ra để chúng khỏi cắn đứt xích cổ.

Khi chó con đã quen chịu xích cổ thì dạy cho chúng quen với buộc dây cương. Phải dùng dây cương nhẹ, móc vào vòng xích cổ khi cho chó đùa vui. Nếu chó không yên tâm lo lắng, thì cũng lại phải thu hút chúng vào các chò chơi và cho chúng bánh kẹo ... Bài tập luyện này chỉ tiến hành trong thời gian ngắn, nhưng cần được ôn luyện theo chu kỳ. Phải buộc dây cương cho chó con trước khi cho chúng đi dạo chơi, điều này sẽ tạo thành thói quen cho chó là phải buộc dây cương và theo sau huấn luyện viên. Chó con không còn cảm thấy vòng xích cổ, bởi vì đối với nó không cần thiết phải cho tự do quá mức hay kẹp chặt quá mức, không nên giật mạnh dây cương và không nên dùng dây cương để đánh chó, bởi vì điều đó sẽ làm chó sợ dây cương và không tin tưởng vào huấn luyện viên.

Cần chú trọng đặc biệt đến việc rèn luyện khả năng theo đuổi mục tiêu đến cùng 1 cách mãnh liệt, lòng dũng cảm và lòng trung thành ở chó. Chó con thường rất thích bắt giữ, kéo căng giẻ ra và mang đến huấn luyện viên. Ngoài giẻ ra, có thể sử dụng cành cây dày nhưng mềm hoặc miếng gỗ mềm... Nhử cành cây trước mõm chó, huấn luyện viên để cho nó bắt lấy đầu cành bên kia. Hạ cành cây xuống vài phút, bỏ ra và để cho chó kết thúc phản ứng ở lúc chúng đã túm được cành cây, tức là đã đạt được mục đích. Sau khi rèn luyện tinh thần quan tâm đến việc bắt giữ giẻ, cành cây... cần cho chúng tập luyện phức tạp hơn để phát triển. Sự giận giữ đối với người lạ để đạt được mục đích này, người giúp việc cho huấn luyện viên mặc áo choàng, giữ trong tay một miếng giẻ và đặt vào mộ chỗ xác định. Khi huấn luyện viên cùng với chó tiến gần đến chỗ cất giấu thì người giúp việc cho huấn luyện viên bước ra và nhử miếng giẻ. Huấn luyện viên phát lệnh "xuất phát" và chạy về phía người giúp việc để hòng quật ngã người giúp việc. Khi chó con vừa mới bắt được giẻ và tà áo choàng thì huấn luyện viên phải phát lệnh khen "tốt". Sau khi cho chó con giật nhẹ áo choàng của người giúp việc, huấn luyện viên phát lệnh "nằm xuống" rồi đi về phía đối diện của người giúp việc lúc này đã nằm bất động và gọi chó con đi theo mình, cho chúng bánh kẹo và lại tiếp tục đi dạo chơi với chúng. Tiếp đó là phải dạy cho chó con biết ngăn chặn người lạ chạy trốn và tìm người lạ ẩn náu.

Trong quá trình rèn luyện các thói quen, cần dạy cho chó con có thói quen phòng thủ thích hợp. Đối với kỹ năng này, nên để cho những con chó đã có thói quen phòng thủ tốt biểu diễn trước mặt chó con, bằng cách này chó con sẽ có được thói quen rất vững chắc.

Các bài tập luyện để phát triển tính hung dữ của chó con cần được tiến hành với sự tham gia của những con chó đã được tập luyện tốt. Phản ứng có tính chất tấn công sẽ thể hiện trong những điều kiện tích cực nhất. Tính chất của các bài tập luyện và hoàn cảnh tập luyện cần đa dạng và tùy thuộc ở mức độ củng cố các thói quen. Để dạy cho chó con biết vượt qua các chướng ngại vật thì cũng cần phải sử dụng những con chó con đã có kỹ năng về mặt này.

Khi rèn luyện phản xạ đối với lệnh "thôi" thì không nên phát lệnh với một giọng sắc sảo, mà đây là một sự tiếp thêm, cho nên lệnh phải phát ra với giọng yếu ớt. Đối với chó con cần rèn luyện cả thói quen ngồi xuống khi nghe lệnh "ngồi" và nằm xuống khi nghe thấy lệnh "nằm".

Khi dạy cho chó con biết phản ứng lại tiếng súng một cách bình tĩnh, cần bắt đầu từ khi chúng bước sang tháng tuổi thứ 2 và tập luyện phản ứng này ít nhất là 2 lần trong 1 tuần. Lúc đầu tiếng súng nên phát ra từ xa, cách con chó khoảng 250 - 300m, sau đó dần dần thu hẹp khoảng cách lại; cuối cùng là đến tháng tuổi thứ 8 và thứ 9, chó con đã không biết sợ tiếng súng, dù tiếng súng có cách 10 hay 12m, và chúng cũng không sợ ngay cả khi vắng mặt huấn luyện viên. Ở các bài tập luyện đầu tiên cần theo dõi hành vi của chó con và thu hút chúng bằng các kích thích khác, ví dụ cho chúng ăn hay cho người lạ vào... khi có tiếng súng nổ.

---------------------------------------------
Thời kỳ thứ ba: Từ tháng tuổi thứ 5 đến tháng tuổi thứ 6 đã có thể chuyển sang việc giáo dục cá thể đối với chó con. Lúc này phải buộc dây cương cho chó con và rèn luyện cho chúng thói quen đi bên cạnh. Tiếp tục hoàn thiện thói quen bắt giữ kiểu chộp lấy vật và phát triển tính hung dữ. Tuy nhiên, nếu phát triển tính hung dữ một cách đặc biệt mà quá sớm thì cũng không tốt lắm, bởi vì điều đó sẽ dẫn đến sự phát triển nhanh tính cáu kỉnh ở chó con.

Cần giáo dục hệ thống thần kinh vững chắc ở chó con, nghĩa là nhằm làm cho chúng phản ứng lại môi trường đa dạng xung quanh chúng một cách bình tĩnh. Cần dạy cho chó quen với những điều kiện đó một cách thích hợp để khi rơi vào những điều kiện đó, chúng cũng thích ứng được khi chúng làm nghiệp vụ, ví dụ các công trình thuộc về công nghiệp và sự ồn ào của thành phố, của bến tàu hay sự ồn ào ở các bến xe... Không được quên các đặc điểm lứa tuổi của chó khi hình thành các phản xạ có điều kiện. Các phản xạ có điều kiện thuộc về vận động, thức ăn, phòng thủ được hình thành nhanh nhất là khi chó con ở tháng tuổi thứ nhất đến tháng tuổi thứ 4. Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng thứ 6 kể từ khi chó con ra đời, việc rèn luyện các phản xạ có điều kiện từ cơ quan phân tích thính giác thuộc về vận động, thức ăn và phòng thủ cứ chậm dần đi.

Cần phải cho chó con dạo chơi hàng ngày trên khoảng cách không lớn (từ 4 - 5km), còn về số lần thì rút lại khoảng 2 lần 1 ngày. Cũng chính trong thời kỳ này, phải dần dần dạy cho chó con quen với việc chuyên chở trên ô tô. Cần hoàn thiện và phức tạp hóa sớm hơn những phản xạ có điều kiẹn đã được hình thành. Trong khi tắm cho chó, phải rèn luyện cho chúng phản xạ có điều kiện đối với lệnh "dừng".

Từ tháng tuổi thứ 7, việc tập luyện có giáo dục cho chó con cần phức tạp lên và phải tiếp tục rèn luyện các thói quen chấp hành kỷ luật chung, đồng thời bắt đầu việc rèn luyện đầu tiên một số phản xạ đặc biệt, ví dụ như: chặn người chạy trốn, bảo vệ đồ đạc, cảnh giới ... chó con phải được quen với rọ bịt mõm.

Đối với những con chó phát triển tốt, cơ thể phát triển bình thường, các phẩm chất tích cực khác cũng phát triển bình thường thì khi chúng được 17 - 18 tháng tuổi có thể chuyển chúng sang việc tập luyện nghiệp vụ như: tìm kiếm, cảnh giới và canh gác ...

Bằng cách ấy, việc giáo dục và sự phát triển thể lực của chó con sẽ dẫn đến sự phát triển các phản ứng tích cực của chúng (những thói quen): lòng dũng cảm, không tin vào người lạ, tính hung dữ, sức chịu đựng bền bỉ của cơ thể; đồng thời dẫn đến việc hạn chế sự xuất hiện của các phản ứng không mong muốn (các phản xạ có điều kiện) là: tính hèn nhát, sợ ô tô và các kích thích khác, sự xao nhãng thói quen đối với các vật lạ khác, muốn lao vút đi nhưng không có mục đích, quấn quýt người lạ, cắn chủ hoặc nhảy chồm lên chủ, chống 2 chân trước ... thả chó ra thì đơn giản, nhưng bắt chúng lại thì rất khó và đôi khi không bắt được chúng.

Để đạt được mục đích nghiên cứu hành vi của chó thì hàng ngày phải quan sát tỉ mỉ các biểu hiện của các phản xạ phòng thủ, các phản xạ ăn và các phản xạ định hướng, các phản ứng vận động, phải xem xét sự gắn bó của chó đối với huấn luyện viên và cách xử xự của chúng đối với các kích thích không bình thường hay các kích thích mạnh mẽ... Các kết quả quan sát hành vi của chó phải được ghi chép đầy đủ vào vở 1 tuần 1 lần với hình thức viết tùy ý. Đến tháng tuổi thứ 3 cần ghi chép đầy đủ đặc điểm hành vi của từng lứa chó, sau đó ghi chép về hành vi của từng con chó riêng biệt. Tùy thuộc vào hành vi của từng con chó mà người ta chọn những kích thích đặc biệt để hình thành các phản xạ có điều kiện và kìm hãm chúng.

Những người yêu thích nuôi chó cần phải biết rằng nếu giáo dục chó con mà thiếu một hệ thống các bài tập luyện xác định không có một hệ thống về chế độ tập luyện thường xuyên lặp lại và không tính đến các đặc điểm về tuổi của chó thì sẽ dẫn đến việc đào tạo ra những con chó không có giá trị và chúng thường có những thói quen xấu. Để tạo ra được những con chó tốt thì cần phải biết chọn chó con. Khi chó con được 1 tháng tuổi đến 1 tháng rưỡi tuổi, những người yêu thích nuôi chó trước hết phải nghiên cứu giống thuần chủng dựa vào các phiếu ghi phổ hệ của chó và phải phân biệt các phẩm chất nghiệp vụ nào của chúng là tích cực hay tiêu cực mà khác với tổ tiên của chúng.

Phổ hệ của chó con có ít nhất là 4 -5 thế hệ tổ tiên về phía chó bố và chó mẹ. Chó con cần phải khỏe, không có khuyết tật gì về thể lực, sức vóc và phát triển bình thường, có kiểu cắn khít răng cản các răng cả đúng đắn, tích cực và linh hoạt. Nếu tổ tiên của chó con có ngoại hình tuyệt vời, nhưng chưa hề được tập luyện và chưa hề được sử dụng trong bất kỳ nghiệp vụ nào hoặc có các phẩm chất nghiệp vụ kém, thì các phẩm chất nghiệp vụ bẩm sinh này sẽ làm chó có trạng thái ủ rũ và kín đáo. 
ST: Dr Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét