Những điều chưa biết về mèo (p8)

Thỏ cưu mang mèo con
6 chú mèo con bị mẹ bỏ rơi đã tìm được một người mẹ mới không ai ngờ tới - đó là một chú thỏ nhà.

Đàn mèo con bị bỏ lại sau khi mẹ của chúng nhận thấy không thể chăm sóc chúng. Một y tá của bệnh viện thú y tên là Melanie Humble đã mang chúng về nhà nuôi với hy vọng con mèo của mình sẽ chăm sóc lũ nhỏ. Nhưng không ngờ, chúng lại được con thỏ nhà tên là Summer cưu mang.

Melanie, 29 tuổi, đến từ Aberdeen, Mỹ, nói: "Thật ngạc nhiên. Chẳng hiểu vì lý do gì mà các con mèo liền chọn ngay con thỏ và cho rằng đó là mẹ của mình".

"Chúng bắt đầu leo trèo lên người con thỏ và tìm kiếm sữa. Con thỏ chỉ ngồi đấy và mặc cho bọn trẻ nghịch ngợm. Giờ chúng theo thỏ mẹ khắp nơi. Chúng không chịu rời xa nhau. Trông tất cả bọn chúng thật là đáng yêu".

Những điều chưa biết về mèo (p7)

Chó và mèo không phải lúc nào cũng cắn nhau
Hai người bạn thân nhất của con người không phải lúc nào cũng cắn nhau chí chóe. Một nghiên cứu mới tìm thấy, khi sống chung dưới một mái nhà, chúng hoàn toàn thân thiện, đặc biệt khi được gặp nhau từ bé.

Neta-li Feuerstein và cộng sự tại Đại học Tel Aviv, Israel, đã phỏng vấn 170 gia đình nuôi chó và mèo. 2/3 các nhà cho biết 2 loài vật rất thân với nhau. Sự dửng dưng chỉ chiếm 1/4 và tình trạng đấu đá xảy ra chưa tới 1/10 trường hợp.

Những điều chưa biết về mèo (p6)

Con chuột không biểt sợ mèo
Nhóm các nhà nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm Sinh học phân tử châu Âu tại Monterotondo (Italia) đã phát hiện những khu vực trong bộ não chuột chịu trách nhiệm điều khiển các cơ chế làm xuất hiện cách ứng xử của chúng trong trường hợp gặp nguy hiểm. Các nhà khoa học cho rằng, kết quả của nghiên cứu sẽ được dùng để tìm ra những phương pháp chống stress cho con người.

Những điều chưa biết về mèo (p5)

Mèo phát sáng có thể chống lại HIV/AIDS
Ba con mèo biến đổi gene với cơ thể phát sáng trong bóng tối có thể ngăn ngừa vi rút suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) đang mở ra con đường mới cho nghiên cứu chống lại căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS.

Phát hiện này cũng giúp các bác sĩ thú y tìm ra phương pháp chống lại loại virus giết chết hàng triệu con mèo hoang dã mỗi năm và có thể lây nhiễm sang các loài khác thuộc họ mèo, bao gồm cả sư tử.

Ba con mèo 1 tuổi được đặt tên là TgCat1, TgCat2 và TgCat3, gọi nôm na là những con mèo GM, có cơ thể phát sáng màu xanh lá cây dưới ánh sáng tia cực tím đầy vẻ ma quái vì các nhà khoa học đã đưa loại gen protein huỳnh quang màu xanh lá cây (GFP) có nguồn gốc từ con sứa vào cơ thể chúng. Mèo GM cũng mang thêm một loại gen khỉ, gọi làTRIMCyp, bảo vệ khỉ nâu đuôi ngắn không bị nhiễm trùng bởi virus FIV.

Nhóm nghiên cứu hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp bảo vệ động vật nói chung khỏi FIV. Qua đó, các nhà khoa học có thể phát triển và thử nghiệm các cách tiếp cận tương tự trên con người khỏi bị nhiễm trùng bởi virus HIV. Hiện tại, họ cũng chứng minh được rằng việc nuôi cấy các tế bào máu trắng trong phòng thí nghiệm từ những con mèo sẽ giúp con vật miễn dịch với FIV.


Những con mèo với cơ thể phát sáng màu xanh lá cây. (Ảnh: Newscientist)

Những điều chưa biết về mèo (p4)

Đã giải thích được hiện tượng mèo có hai mặt
Có một trang Facebook riêng, một đoạn video được đăng tải trên Youtube thu hút hơn 1 triệu lượt người xem và xuất hiện trong chương trình Today Show hồi tuần trước, mèo Venus 3 tuổi hiện đang là “cô” mèo nổi tiếng nhất trên hành tinh.

Sở dĩ Venus thu hút được sự chú ý của nhiều người như vậy là do khuôn mặt vô cùng đặc biệt của nó: một nửa có lông màu đen và mắt màu xanh lá cây, nửa kia màu vàng với mắt màu xanh da trời.

Giáo sư Leslie Lyons, người chuyên nghiên cứu về mặt di truyền học ở loài mèo nhà tại Đại học California, Davis, cho biết cô chưa bao giờ nhìn thấy một con mèo có khuôn mặt chia làm 2 nửa với độ chính xác cao như Venus. “Đây là trường hợp cực kỳ hiếm gặp nhưng hoàn toàn có thể giải thích được”, Lyons nói.

Venus còn mang cái tên gọi khác là “Chimera”. Trong thần thoại Hy Lạp, Chimera là con quái vật được tạo nên từ tập hợp các bộ phận của nhiều loài động vật khác nhau. Tương tự, thuật ngữ “Chimera” ở đây ám chỉ một con mèo có các tế bào chứa hai loại ADN hình thành khi hai phôi nối lại với nhau.


Mèo Venus và khuôn mặt với hai màu sắc hoàn toàn khác nhau. (Ảnh: Today Show/NBC)

Theo Lyons, trên thực tế, hiện tượng này không phải ít, hầu hết những con mèo lông đen đốm vàng đều như vậy. Đây là dấu hiệu cho thấy chúng có thêm một nhiễm sắc thể X. Nhưng với Venus, cơ thể nó đã mang sẵn hai nhiễm sắc thể X vì thế mà quá trình đột biến vẫn xảy ra cho dù không thêm nhiễm sắc thể X nào.

Giải thích cho khuôn mặt kỳ lạ của Venus, Lyons nhận định: “Hoàn toàn là do may mắn”, đồng thời đưa ra giả thuyết: có lẽ màu lông đen được kích hoạt ngẫu nhiên ở tất cả các tế bào trên một bên mặt của nó, trong khi màu vàng cam được kích hoạt ở nửa còn lại, về sau hai “bản vá” này gặp nhau ở đường chính giữa khuôn mặt.

Bên cạnh đó, điều đặc biệt khác là một bên mắt Venus màu xanh da trời mặc dù với những con mèo bình thường khác là xanh lá cây hoặc vàng. Mắt xanh da trời chỉ có thể tìm thấy ở loài mèo Xiêm hoặc mèo lông trắng trong khi Venus đều không thuộc 2 trường hợp này.

Nhìn chung, "Venus vẫn còn là điều bí ẩn ngay cả với các chuyên gia”, Lyons nói thêm. Để chắc chắn, việc xét nghiệm gene là rất cần thiết, chúng ta có thể lấy dấu ADN với các mẫu da từ mỗi bên mặt Venus.
Mèo mù chơi đàn
Một con mèo mù ở Anh khiến nhiều người bất ngờ khi nó biết chơi đàn piano. Các chuyên gia cho rằng, âm thanh từ tiếng đàn giúp nó kết nối với thế giới bên ngoài dễ dàng hơn.


Con mèo Stevie Wonder chơi đàn. (Ảnh: SWNS)

Con mèo Stevie Wonder 6 tuổi. Tên của nó được đặt theo tên ca sĩ và nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng bị mù người Mỹ.

Metro cho biết, con mèo Stevie Wonder tìm thấy trong khu vườn ở Bedford, trong tình trạng hai mắt bị mù và cơ thể bị nhiễm khuẩn. Sau đó, nó được các nhân viên tại Trung tâm phúc lợi động vật Wood Green ở Cambridgeshire chăm sóc. Tại đây, họ ngạc nhiên khi nhận thấy nó rất thích chơi đàn piano.

Beverley Street, Phó giám đốc tại trung tâm cho rằng, con mèo cảm thấy được an ủi khi nghe âm thanh của piano.

Con mèo đứng lên bàn phím và lắng nghe âm thanh. (Ảnh: SWNS)

"Bạn sẽ không nghĩ Stevie bị mù. Nó dường như thưởng thức được âm thanh piano và thường nhảy lên lòng tôi mỗi khi tôi chơi đàn. Các giác quan của nó rất nhạy bén", Beverley Street nói.
Cứu mèo rừng quý hiếm khỏi quán cơm bình dân
Một cá thể mèo rừng quý hiếm vừa được Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang giải cứu thành công.

Ngày 10/5/2012, qua đường dây nóng miễn phí bảo vệ Động vật hoang dã, ENV nhận được thông tin về trường hợp một cá thể mèo rừng đang bị nuôi nhốt tại quán cơm bình dân thuộc khu 4, thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ngay lập tức, ENV đã chuyển thông tin này cho Hạt Kiểm lâm Hoàng Su Phì phối hợp xác minh làm rõ.


Cá thể mèo rừng quý hiếm vừa được giải cứu ở Hà Giang (Aenh ENV)

Tối ngày 10/5, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra quán cơm nói trên và phát hiện cá thể mèo rừng đã được bán cho một đối tượng khác ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Ngay sau đó, cơ quan chức năng của hai huyện Hoàng Su Phì và Bắc Quang đã cùng phối hợp truy đuổi đối tượng mua bán động vật hoang dã quý hiếm trái phép này.

Tuy nhiên, đối tượng đã nhanh chóng tẩu thoát và cơ quan chức năng đã tịch thu cá thể mèo rừng. “Hiện cá thể mèo rừng đang được Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Quang chăm sóc và dự kiến sẽ được thả về Vườn quốc gia Cúc Phương đầu tuần sau”, bà Linh nói.

Mèo rừng (Prionailurus bengalensis) nằm trong nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP, là nhóm các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.

Trước đó, ngày 2/5, ENV phối hợp với Hạt kiểm lâm TP. Nha Trang (Khánh Hòa) chuyển một cá thể khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) nặng 0,8kg do người dân tự nguyện chuyển giao đến Khu du lịch Sông Lô để chăm sóc sức khỏe trước khi thả về tự nhiên.

Mới đây nhất, ngày 7/5, ENV phối với Chi cục Kiểm lâm TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận một cá thể chồn bạc má (Melogale moschata) do người dân tự nguyện chuyển giao và đưa về Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi an toàn.


Đôi mèo đột biến 54 ngón chân


Hai chú mèo Fred và Ned bốn tháng tuổi sống trong Trung tâm bảo trợ mèo tại Gosport, Hampshire (Anh) đã trở nên nổi tiếng nhờ 54 ngón chân trên 8 bàn chân .

Fred và Ned đã mắc phải chứng thừa ngón. Thông thường, một con mèo có 18 ngón chân (4 ngón trên 2 bàn chân sau và 5 ngón trên 2 bàn chân trước), thì Fred có tận 28 ngón và Ned có 26 ngón.


Fred (trái) và Ned (phải) hiện đang được chăm sóc trong
Trung tâm bảo trợ mèo tại Gosport, Hampshire (Anh)

Kate Stapleford - nhân viên tại Trung tâm bảo trợ mèo cho biết: “Khi được đưa tới trung tâm, sức khỏe của hai chú mèo Fred và Ned ở trong tình trạng rất xấu, tuy nhiên nhờ sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ thú y, sức khỏe của Fred và Ned đang tiến triển rất tốt.

Chúng có thể chơi và nắm các loại đồ chơi như những con mèo bình thường song khả năng leo trèo lại khá kém”.



Điều đặc biệt là trong 40 năm làm việc tại các trung tâm thú y, ông Kate Stapleford chưa bao giờ được chứng kiến 2 chú mèo đặc biệt như vậy. Trong khi Fred bị thừa ngón ở đôi bàn chân sau thì Ned lại thừa ngón ở 2 bàn chân trước.

Nếu chỉ quan sát bằng mắt thường thì bề ngoài của hai chú mèo Fred và Ned không khác mấy so với những con mèo phát triển bình thường khác.

Chứng thừa ngón phát triển là do đột biến gene và không hề ảnh hưởng tới sức khỏe của các loài động vật. Đối với loài mèo, có những con chỉ bị thừa ngón trên 1 bàn chân, tuy nhiên có những con bị thừa từ 2 – 3 ngón trên mỗi bàn chân.




Cận cảnh bàn chân thừa nhón của 2 chú mèo

Nếu những con mèo mắc chứng thừa ngón sinh con, thì khả năng con của chúng bị di truyền bệnh là khá cao.
Nguồn: Mrblackcatvn

Những điều chưa biết về mèo (p3)

Mèo được cứu sống nhờ máu chó

Các bác sỹ thú y New Zealand đã cứu sống được một chú mèo sau khi "bệnh nhân" này được tiến hành phẫu thuật và truyền máu chó.


Chú mèo Rory. (Ảnh: Nigel Howard)

Chuyện hy hữu trên xảy ra ngày 22/8, chú mèo Rory được chủ nhân mang tới viện thú y Wellington trong tình trạng thập tử nhất sinh do ăn phải thuốc diệt chuột cực độc.

Những điều chưa biết về mèo (p2)

Loài mèo cũng có thể bị chứng Alzheimer

Các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu về một loài mèo hoang cho biết đã phát hiện được những protein tồn tích bên trong não của chúng cũng tương tự như tình trạng ở bệnh nhân mắc Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành giám định xác chết của 14 con mèo báo Tsushima ở đảo cùng tên nằm phía tây Nhật Bản.
Họ phát hiện mô não 5 con chứa các mớ rối sợi thần kinh, còn gọi là NFT, một dạng protein thường xuất hiện ở bệnh nhân mắc chứng Alzheimer, nhưng hiếm khi tìm thấy ở động vật, theo ABC News.
“Nếu so sánh cẩn thận những sự thay đổi trong não giữa nhiều động vật khác nhau, chúng ta có thể đóng góp vào cuộc nghiên cứu nhằm phát hiện cơ chế của căn bệnh", theo hãng thông tấn Kyodo dẫn lời James Chambers, giáo sư khoa Dịch tễ học thú y thuộc Đại học Tokyo.
Loài mèo báo Tsushima đang đối mặt với nguy cơ săn bắn quá mức do bộ lông đặc biệt của chúng
Loài mèo báo Tsushima đang đối mặt với nguy cơ săn bắn quá
mức do bộ lông đặc biệt của chúng - (Ảnh: Bộ Môi trường Nhật Bản)

Những điều chưa biết về mèo

Vì sao mèo nhìn rõ ban đêm nhưng cận thị ban ngày?
Mắt mèo có góc nhìn rộng 200 độ và tế bào hình que nhiều gấp 8 lần so với mắt người, nên nó có khả năng nhìn tốt vào ban đêm, các vật ở tầm xa nhưng khi nhìn gần và nhìn các vật vào ban ngày kém hơn mắt người do ít các tế bào hình nón.

Lúc bình mình, hoàng hôn và ban đêm mèo cũng có tầm nhìn tốt hơn hẳn mắt người. Vì đôi mắt của nó có các tế bào hình que, một loại tế báo nhạy cảm với ánh sáng, nhiều gấp 6-8 lần so với con người. Tế bào hình que còn cho phép mèo cảm nhận chuyển động trong bóng tối tốt hơn nhiều.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của bác sĩ thú y Kerry Ketring, mắt mèo có hình dạng elip, giác mạc lại lớn và lớp mô Tapetum-một lớp mô có thể phản xạ ánh sáng trở lịa võng mạc, nên có thể giúp mèo thu thập ánh sáng tốt hơn nhiều. Lớp mô Tapetum còn có thể thay đổi bước sóng của ánh ánh sáng làm cho con mồi hoặc các đối tượng khác “in bóng” lên màn đêm được nổi bật hơn trong tầm nhìn của mèo.

Mèo Ba Tư mặt tịt

 Nguồn: Mrblackcat
Mèo Ba Tư (Persian) là một trong những giống mèo lông xù phổ biến nhất trên thế giới. Đặc trưng của chúng là sống mũi rất ngắn nên thường được gọi là mèo mặt tịt. Chúng có thân hình chắc khỏe, đầu to, hai mắt tròn biểu cảm.

          Mèo Ba Tư có bộ lông 2 lớp với lớp lông dài phía ngoài và lớp lông ngắn khá dày ở bên trong. Đuôi của chúng luôn xù nên việc chăm sóc cho bộ lông của giống mèo này là một công việc rất quan trọng nhất. Bạn đừng nên nghĩ đến việc mua về một chú mèo loại này nếu như không thể dành cho chúng một khoảng thời gian hàng ngày để chăm sóc bộ lông bằng các loại lược chuyên dụng. Việc chải lông này ít nhất tốn 10 phút, nhưng quan trọng là phải được thực hiện đều đặn hàng ngày.

Giống mèo Scottish Fold

Nguồn: Mrblackcat
Giống mèo Scottish Fold (mèo tai cụp) của xứ Scotland có một đôi tai vô cùng đặc biệt với những nếp gấp. Điều này đã khiến đôi tai của chúng lúc nào cụp xuống một cách rất ngộ nghĩnh.
Khi mới sinh ra, mèo Scottish Fold cũng có một đôi tai thẳng nhưng sau khoảng 3, 4 tuần tuổi thì xuất hiện nếp gấp làm tai cụp dần.
        Giống mèo này được tạo ra trong thập kỷ 1960 từ việc chọn lựa những cá thể bị đột biến gene và nhanh chóng được ưa chuộng trên toàn thế giới. Chúng đã giành được vị trí quán quân trong cuộc thi của Hiệp hội những người yêu mèo CFA vào năm 1978.
        Nhìn chung, giống mèo Scottish Fold rất khỏe mạnh, có khả năng thích nghi cao. Chúng có cách hành xử rất ngọt ngào, dịu dàng với tiếng kêu vô cùng êm ái. Chúng cũng rất yêu con người và bày tỏ tình cảm của chúng đối với họ theo cách riêng của chúng.
         Qua quá trình lai tạo, mèo Scottish Fold có rất nhiều màu sắc, cũng như độ dài của bộ lông khác nhau.
Mời các bạn xem video em mèo dễ thương này nha! <3
Dưới đây là các hình ảnh của loài mèo dễ thương này.



Các kiểu cắt tai, xén tai cho chó, doberman, dogo, bully, pitbull


Liên hệ: Dr Hải: Chuyên viên phẫu thuật thẩm mỹ thú y.
Cắt tai cho chó Doberman, cắt tai cho chó pitbull, cắt tai Bully, cắt tai cho chó dogo, cắt tai cho chó mini pinscher, cắt tai thẩm mỹ chó
* ĐT: 04 66508126 -  0169 4455668
* Website: www.bacsithuy.vn
* Địa chỉ: Số 2F, Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, HN
hình ảnh một số mẫu đã cắt :




 
cắt tai doberman Dr Hải

Lợi ích khi nuôi thú cưng trong nhà

Việc nuôi một con thú nhỏ trong nhà sẽ giúp bạn giảm stress, cải thiện bệnh về huyết áp, ngăn ngừa dị ứng và tốt cho tim mạch. Hơn nữa, khi đi dạo bộ với chó cưng sẽ giúp bạn đốt cháy hơn 200 calo, giúp cơ thể săn chắc hơn.
Hàng thập kỷ qua, vật nuôi đã trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống của hàng nghìn người trên thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội Nhân đạo Mỹ, 46% hộ gia đình Mỹ sở hữu ít nhất một con chó, 39% sở hữu ít nhất một con mèo, còn lại nuôi thằn lằn, vẹt, cá...
cho-1378452463.jpg
Đi bộ cùng chú chó cưng sẽ giúp bạn đốt cháy hơn 200 calo, nhờ đó thân hình săn chắc hơn. Ảnh: Dailyrecord.

PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN CHÓ ĐƠN GIẢN



       Ở bài viết sau đây Dr. Hải - chia sẻ một số kiến thức để bạn có thể tự dạy thú cưng của mình một số kỹ năng đơn giản tại nhà mà không tốn nhiều công sức.
tùy vào từng con chó nhưng điểm mấu chốt là bạn cần kiên trì và thực hiện nhiều lần.
chúc các bạn sẽ có những giờ vui bên chú kun và tận hưởng thành quả của mình.

1.      Huấn luyện chó đi con đi vệ sinh.
Nên bắt đầu dạy chó từ khi vừa cai sữa. Trước hết bạn phải dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ có mặt  khi được goi, không được gặm đồ đạc, giày dép…vv…
      Sau mỗi bữa ăn đưa chó ra ngoài và khen ngợi chó mỗi khi nó đi vệ sinh xong. Nếu chó con ỉa đái bậy ra nhà hãy mắng và đưa nó ra ngoài ngay lập tức. Không nên dí mũi vào đống bậy của nó. Nếu bạn thấy chó con bắt đầu đi vòng vòng và hít hà đánh hơi thì đó là dấu hiệu cho biết chó cần đi vệ sinh.

Cách chăm sóc cho chó, cách tắm chải cho chó, cách nuôi chó



Khi mua chó về nhà nếu trong mùa đông bạn nên đựng chó trong túi ấm hoặc giỏ có nắp, đáy đặt miếng lót bằng vải mềm. Nếu mua trong mùa hè thì đựng chó vào giỏ hoặc lồng xách tay, đáy có lót rơm hoặc cỏ khô. Để cho chó con đỡ nhớ mẹ thì miếng lót giở đựng cần được lau người chó mẹ, như vậy miếng lót đã giữ được mùi chó mẹ. Để chó con đỡ nhớ đàn, dưới miếng lót đặt túi chườm nóng cuộn vào trong chăm, như vậy túi chườm sẽ thay thế ổ ấm của nó. Nơi chó ngủ cần phải ấm và làm cho nó nhớ đến một cái hang nhưng cả ngày chó con phải được ở chỗ sáng bởi thiếu ánh sáng mặt trời sẽ nguy hại đến sự phát triển của nó. Không nên xích chó ở một chỗ mà nó cần được đi lại tự do ở trong phòng. Nếu cần hạn chế chó con đi lại thì nhốt nó vào một phòng riêng  nhưng không được nhốt vào nhà vệ sinh hay nhà tắm. Chó con thường hay quấy rầy bạn và dôi khi bạn bắt nó trở về  chỗ quy định nhưng vận động nhiều và thường xuyên là điều bắt buộc đối với chó nuôi trong nhà.

THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG CỦA CHÓ



Để con chó của bạn cứng cáp và khỏe mạnh bạn cần phải đảm bảo cho nó ăn, uống đầy đủ, hợp lý. Chó 8 tuần tuổi cần ăn 4 bữa nhỏ/ ngày. Chủ bán chó cho bạn sẽ cung các thông tin về chế độ ăn uống của chó con để bạn biết nên cho nó ăn những loại thực phẩm gì. Khi chó 3 tháng tuổi nên cho chó ăn 3 bữa/ ngày, 6 tháng tuổi cho ăn 2 bữa nhiều hơn/ngày và khi đạt 1 năm tuổi cho ăn 2 bữa lớn/ ngày. Nên cho chó những khúc xương bê để chó nhai, nhờ thế răng của chó sạch sẽ và chó sẽ vui tươi. Đừng bao giờ cho chó ăn đồ ngọt hoặc đồ ăn đã bị ôi thiu. Hãy cho chó của bạn ăn những miếng ăn ngon. Sau đây là những lời khuyên của chuyên gia về chó trong chế độ dinh dưỡng của chó:

Chứng vàng da ở chó

Chứng vàng da ở chó.
(Jaundice)



Chứng Vàng da là gì ?

Chứng Vàng da là biểu hiện suy giảm chức năng gan, sắc tố mật ( Bilirubin ) thông thường tiết vào ruột non để tiêu hóa, nhưng lại trào vào máu đi tới các mô bào và niêm mạc làm cho da, niêm mạc mắt, miệng... chuyển thành màu vàng.

Bệnh táo bón ở mèo - mèo bị táo bón và cách chữa

1.NGUYÊN NHÂN
Có rât nhiều tác nhân có thể gây ra sự táo bón cho mèo. Chúng có thể bao gồm:

- Do tiêm canxi quá liều hoặc trong thời gian dài.
- Mèo bị bại liệt hoặc mất khả năng vận động.

CÁC BỆNH THƯỜNG THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ CÁCH CHỮA



Nhằm giúp các chủ yêu chó bổ sung thêm vốn kiến thức về thú y từ đó có các biện pháp phòng tránh hiệu quả và cải thiện sức khỏe cho đàn cún cưng, Dr. Hải


giới thiệu tóm tắt một số bệnh hay gặp trên chó và cách phòng tránh để bà con cùng tham khảo.

1. BỆNH DẠI
Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm chung giữa động vật và người, gây nên những cái chết với triệu chứng rất thảm khốc. Đặc điểm của bệnh là virút tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương là não bộ làm cho con vật trở nên hoãng loạn (điên dại) và chết. Nguồn mang bệnh dại chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã.

BỆNH VIÊM PHỔI Ở CHÓ VÀ CÁCH CHỮA



Bệnh viêm phổi thường gặp và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của chó mèo, có thể do nhiễm khuẩn, do thời tiết, do kế phát của viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh carê; viêm phế khí quản truyền nhiễm ở chó, mèo. Sau đây Dr. Hải xin gửi tới bà con một số kiến thức và cách phòng trị, chúc bà con sẽ có thêm những kiến thức mới bổ ích.


I. NGUYÊN NHÂN
- Thường do nhiễm virut đường hô hấp, sau đó là kế nhiễm vi khuẩn như các loại vi khuẩn: Pneumococcus, Streptococcus, Klebsiella, Bordesella…
- Do một số loại ấu trùng của ký sinh trùng ở phế quản như Filaroides, Actustrongylus, Paragonimus cũng gây viêm phổi.
- Do một số nấm như Asperrgillus, Histoplasnia.
Lúc đầu do tác động của virut xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm vách phế quản nhỏ, sau lan đến nhu mô phổi hoặc có thể qua đường tuần hoàn làm cho tổ chức phổi yếu đi. Trên cơ sở đó
các vi khuẩn có sẵn ở đường hô hấp sẽ phát triển và gây bệnh viêm phổi, nặng hơn gây hoại thư hoặc sinh mủ trong tổ chức phổi.

BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ



 - Tỷ lệ phát hiện bệnh viêm tử cung giữa khám lâm sàng so với kỹ thuật siêu âm chiếm tỷ lệ khá cao là 68,74%.
- Bệnh viêm tử cung ở chó cái có một số biểu hiện lâm sàng đặc trưng dễ phát hiện, điều này rất có ý nghĩa đối với những cơ sở điều trị chưa được trang bị máy siêu âm. Tuy nhiên có một số chó bị viêm tử cung nhẹ chưa có biểu hiện lâm sàng đặc trưng thì khó phát hiện bằng cách khám lâm sàng.
- Theo nghiên cứu thì tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở nhóm chó ngoại cao hơn nhóm chó nội. Lí do có lẽ tỷ lệ bệnh cao ở nhóm chó ngoại là do những chó ngoại phần lớn có giá trị kinhh tế cao, thường được nuôi nhốt trong căn hộ, được người nuôi quan tâm nhiều hơn và dễ phát hiên bệnh.

BỆNH SỐT CO GIẬT CANXI Ở CHÓ MẸ NUÔI CON



Sốt giật can xi rất hay xảy ra với chó mẹ sau đẻ từ 15 ngày trở ra, cũng có trường hợp bị chỉ vài ngày sau khi sinh. Nồng độ can-xi máu trung bình của chó từ 8,4-11,2 mg/ml. Do đột xuất do chó con bú quá mức, hệ thống tiết sữa cơ thể chó mẹ phải tăng tốc quá tải, lượng Can-xi trong máu bị mất cân bằng đột ngột dưới 8,0 mg/ml máu. Bệnh xảy ra nhanh, các biện pháp bổ sung can-xi trong kỳ tiết sữa cho chó mẹ đều không hiệu quả phòng bệnh.

1. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh:

- Việc chó con bú rút lượng sữa quá lớn tại một thời điểm làm cho nồng độ can-xi huyết tụt dưới 8,0 mg/ml gây ra mất cân bằng can-xi ( tụt can-xi ), rối loạn hoạt động thần kinh trung ương, trung khu điều hòa thân nhiệt và hệ hô hấp, tuần hoàn và vận động. Xin lưu ý: đây không phải là " bệnh thiếu can-xi " như thường xảy ra với chó non dưới 6 tháng tuổi do thiếu ánh nắng và vận động ít, là bệnh mạn tính .

Bệnh Nấm ngoài da Dermatophytosis (Nấm trên chó mèo, bệnh nấm ở chó)

Nấm có thể xâm nhập mọi lớp da nhưng thường giới hạn ở lớp sừng và vùng lân cận như lông móng. Những nấm này không xâm nhiễm lớp dưới da và mô bên dưới của lớp da, do tác động kháng nấm của huyết thanh và dịch cơ thể. Nấm thích hợp cho những mô da có chứa Keratin, cần thiết cho sinh trưởng và phát triển. Nấm gây bệnh trên động vật thường chia làm 2 loại:
  -    Nấm gây bệnh thật sự như: Trychophyton, Microsporium.
  -    Nấm gây bệnh cơ hội gồm các giống như: Candida, Aspergillus, Penicillium. Chúng chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi.
 
Nấm da ở cho do
  Microsporium

10 điều khuyến cáo phòng chống cảm nóng mùa hè cho chó.

Chó chịu nóng rất kém vì thân nhiệt cao 38,5 'C - 39 'C , hơn nữa chúng không có tuyến mồ hôi ở da như người để dễ điều hoà thân nhiệt, duy nhất điều hoà thân nhiệt bằng cách lè lưỡi chảy dãi khi trời nóng bức.

1. Bảo đảm đủ nước sạch cho chó uống.

2. Không luyện tập, chạy nhẩy chơi đùa hoặc dắt đi dạo ngoài trời khi nhiệt độ trên 34'C. Đặc biệt lưu ý bệnh " Chảy máu mũi" ở các giống chó: German Shepherd, Rottweiler, Shetland Sheepdog, Golden Retriever, Doberman Pinscher, German Short Haired Pointer, Standard Poodle, Miniature Schnauzer khi tiết trời quá nóng bức.

Các Dog Show hoặc Festival, offlline có chó không kéo dài quá 11h trưa vào mùa nóng bức.

Hướng dẫn cách điều trị shock nhiệt ở chó

Hướng dẫn cách điều trị shock nhiệt ở chó

Hiện tượng shock nhiệt là hiện tượng cơ thể phải hứng chịu thay đổi nhiệt độ trong 1 thời gian ngắn.

Loài chó không có khả năng giải phóng nhiệt tốt như chúng ta. Cơ thể của chúng sinh ra để hấp thụ nhiệt hơn là giải phóng nhiệt. Chúng có thể hấp thụ nhiệt nhanh hơn chúng ta. Vì thế chúng ta có thể không thể nhận ra rằng chó của mình đang trở nên quá nóng cho đến khi triệu chứng quá nóng đột nhiên xuất hiện.

Chó không hề mù màu

Các nhà khoa học Nga đã chứng tỏ được rằng chó có thể nhận dạng nhiều màu sắc khác nhau, trái với giả định lâu nay cho rằng loài cẩu chỉ nhìn được hai màu trắng, đen.

Kỹ thuật nuôi dưỡng chó cái sinh sản



Bạn muốn nuôi chó cái sinh sản để kinh doanh ( làm kinh tế từ chó) thì trước hết bạn phải chọn được một con chó cái tốt từ đàn sinh ra cảu bố mẹ có phẩm chất giống tốt.
            Một con chó cái đẻ từ 6-8 con/lứa,có tầm vóc ngoại hình cân đối, khỏe mạnh, mông nở, chậu rộng, khoeo sau rắn chắc và có nhiều vú, các vú đối nhau qua trục bụng đều đặn, có từ 10-12 vú là tốt nhất.

Kỹ thuật nuôi dưỡng chó đực giống



Dân gian có câu : “đực tốt thì tốt cả đàn”, “cái tốt chỉ tốt một ổ”, vì vậy cần chăm sóc nuôi dưỡng chó đực giống đúng phương pháp, cho chó đực phối giống đúng khoa học thì mỗi năm một con chó đực cho ra khoảng 60-80 con chó con ( nếu chó cái được nhảy đực thụ thai ).
            Để có 1 con chó đực tốt trước hết cần chọn được con giống tốt. Các tiêu chuẩn chọn giống như sau :

Kỹ thuật nuôi dưỡng chó từ 1 tuổi trở lên



Lúc này bạn có thể thay món thịt bằng món cá luộc đã gỡ xương, thịt gà luộc đã bỏ xương, gan hay tim nấu chín cùng bột ngũ cốc và rau, bất kỳ loại thực phẩm nào dành cho chó mà gia đình bạn có điều kiện chế  biến. Bạn có thể ngừng cho ăn dầu cá thu khi chó được 1 tuổi và có thể tăng lượng thức ăn hàng ngày nếu cần thiết.

Kỹ thuật nuôi dưỡng chó dưới một năm tuổi



Khi chó con bị tách mẹ, sự thay đổi đột ngột chế độ ăn uống, chăm sóc có  thể gây nên rối loạn tiêu hóa đường ruột. Do đó, trong 1 – 2 tuần đầu tách khỏi mẹ bạn cần cho chó con ăn theo đúng chế độ ăn uống dinh dưỡng mà người chủ cũ đã nuôi, cho chó ăn từ 5 – 6 lần/ngày. Thành phần thức ăn của chó con cần phải phù hợp và lượng khẩu phần ăn của mỗi lần ăn phải tính toán sao cho nó ăn hết. thức ăn tốt  cho chó con ở độ tuổi này là các sản phẩm sữa, đặc biệt tốt nhất cho chó con ở độ tuổi này là các sản phẩm sữa, đặc biệt  tốt nhất cho chó con là phomat tươi. Nếu điều kiện của bạn không có phomat tươi thì tốt nhất bạn cứ dùng sữa nuôi chó, nhưng tuyệt đối không được thay phomat tươi bằng thịt hoặc cháo. Bạn có thể chể biến món phomat tươi canxi như sau :  1 – 2  thìa dung dịch 105 canxi clorua cho vào 0,5 lít sữa vừa mới sôi và sau đó cho ăn khi món ăn vẫn còn ấm.

Kỹ thuật nuôi dưỡng chó con đang bú sữa - cách nuôi chó con



Giai đoạn chó con đang bú mẹ là giai đoạn nhạy cảm, quan trọng trong sự phát triển và sinh trưởng của chó, để giúp bà con có thêm những kiến thức bổ ích Dr. Hải xin giới thiệu một số kiến thức chăm sóc chó trong giai đoạn này để bà con cùng tham khảo.

Chó con mới sinh ra phải được bú sữa đầu vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ bệnh tật. Lúc này chó con bắt đầu chịu đựng điều kiện  sống khác với trong bụng mẹ nhưng nhiệt độ, ẩm độ và điều kiện dinh dưỡng hoàn toàn mới. Mới sinh ra chó chưa có răng, lỗ khe tai đóng lại mắt chưa mở, chó con chuyển động nhờ bản băng tìm vú mẹ đẻ bú (nếu chó mẹ vụng về, không có bản năng phối hợp để chó con bú thì bạn phải đưa sát mõm chó con vào vú mẹ). Trong trường hợp chó con không bú mà kêu nhiều thì phải mời bác sỹ thú y đến xác định cách điều trị và hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc. Bạn  cần quan tâm đến ổ lót của đàn con mới sinh vì chúng chưa thích nghi với điều kiện sống mới: khô sạch, nhiệt độ thích hợp, ấm áp thường xuyên, nếu lạnh là chó con nằm chụm vào nhau, trong tuần lễ đầu nên dùng bóng điện 40w sưởi ấm cho chó con.

Cuộc thi chó xấu xí nhất hành tinh

Cuộc thi những chú chó xấu xí nhất hành tinh lần thứ 25 vừa được tổ chức ở Mỹ và đã có 30 chú chó trên thế giới tham gia tranh tài.

Chú chó Josie mang phong cách Trung Quốc

Phòng khám thú y Hà Nội gửi tới quý khách hàng chương trình khuyến mại " Chào hè 2013"
Từ ngày 16/5/2013 đến 28/5/2013 phòng khám tổ chức tiêm vaxin dại miễn phí cho tất cả các bạn chó, mèo từ 3 tháng tuổi trở lên.
Chương trình chỉ áp dụng tại phòng khám 2F Hoàng Hoa Thám.
Xin chân thành cảm ơn!

Thần khuyển đại tướng quân !

(TNO) Trong dân gian chó Phú Quốc được coi là “vương khuyển”. Sự tôn vinh đó là có cơ sở, bởi trong lịch sử đã từng có 4 con chó Phú Quốc được vua Gia Long sắc phong một cách trọng thị không kém cạnh gì những công thần khai quốc của nhà Nguyễn.

Kỳ 1: Công ngang với công thần khai quốc

Chó Phú Quốc và chó xoáy Thái, con nào đẻ ra con nào?

Người Thái muốn “dìm hàng”
Trên thế giới hiện chỉ có 3 giống chó có xoáy lưng, là chó Phú Quốc của Việt Nam, chó xoáy Thái Lan và chó xoáy Nam Phi (Rhodesian Ridgebacks). Ba giống chó này có “bà con họ hàng” gì với nhau hay không chưa ai biết chắc. Nhiều nhà khuyển học quan tâm đến chó xoáy đang cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa chúng. Tuy nhiên, đã có một số kết luận chủ quan từ những người Thái và một vài nhà nghiên cứu Mỹ.
Họ cho rằng, chó Phú Quốc Việt Nam có nguồn gốc từ chó xoáy Thái, người thì bảo có một vị vua Việt Nam từng sang Thái, khi về đã mang theo giống chó này và chó Phú Quốc từ đó mà sinh ra, người thì nói có thể ba bốn trăm năm trước những người đánh cá Thái ngẫu nhiên đến đảo Phú Quốc và đã để lại giống chó xoáy tại đảo này.
 
Chó Phú Quốc đào đất chui qua vật cản... - Ảnh: Giang Sơn

CÁC GIỐNG CHÓ NUÔI Ở VIỆT NAM.



I: Giống chó nội :
Hiện nay ở Việt Nam có 4 giống chó đang được nuôi và cho lai với nhau tạo ra nhiều con lai khác nhau có tầm vóc và màu  lông khác nhau. Giống chó vàng tuyền là một nòi chó săn rất tinh khôn, tích cực bám mồi, dũng cảm và trung thành với chủ và cũng là loài chó giữ nhà rất tốt. Giống chó của người H’Mông cũng có khả năng săn thú giữ nhà tốt, tầm vóc to tạo khả năng lai tạo với giống chó chăn cừu Châu Âu.

QUY TRÌNH GIÁO DỤC CHÓ CON



Quá trình giáo dục chó con và chó trẻ có tính đến các đặc điểm về độ tuổi, có thể chia ra làm 3 thời kỳ:

Thời kỳ thứ nhất: Thời kỳ bú mẹ, trước khi cai sữa
Thời kỳ thứ hai: từ 1 đến 5 tháng tuổi cho đến 5 hoặc 6 tháng tuổi
Thời kỳ thứ ba: từ 5 đến 6 tháng tuổi cho đến 12 hoặc 18 tháng tuổi. Đây là thời kỳ giáo dục cá thể đối với chó con và chó trẻ.

---------------------------------------------------
Thời kỳ thứ nhất: Theo số liệu của rất nhiều nhà nghiên cứu, thì qua nhiều lần phân tích, họ đều kết luận rằng: các phản xạ và điều kiện của chó con bắt đầu được thể hiện từ ngày thứ 20 đến 25 sau khi chúng ra đời.

Các phản xạ nguyên thủy về khứu giác, về thức ăn đã xuất hiện ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời chó con và các phản xạ này có bản chất điều kiện - không điều kiện. Khi hình thành các phản xạ này có mặt tất cả các cơ quan phân tích như vị giác, vận động, xúc giác, nhiệt độ và khứu giác. Nếu loại trừ khỏi tổ hợp này, chẳng hạn như kích thích về vị giác thì các phản xạ thuộc về khứu giác sẽ được tạo thành chỉ ở ngày thứ 20 hoặc 22 sau khi chó con ra đời.

Hướng dẫn huấn luyện chó đi vệ sinh thành công trong 7 ngày

Đây là 6 thời gian biểu do các chuyên gia nước ngoài đúc rút kinh nghiệm chia sẻ cho các bạn tham khảo nếu muốn dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ, đúng giờ trong 7 ngày (có thể lên đến 14 ngày)
 
Thế nhưng không phải ai cứ áp dụng bừa thì đều thành công vì mỗi con chó có 1 thói quen riêng. Ví dụ có những con chó đi tiểu và đi ỉa ngay sau khi ăn, nhưng có những con phải đến 30 phút hoặc lâu hơn sau khi ăn mới đi giải quyết. Vì thế mặc dù ở đây có những thời gian biểu chi tiết nhưng các bạn phải để ý xem chó nhà mình tính cách thuộc loại nào để biết mà chọn 1 thời gian biểu mẫu cho phù hợp hoặc do những thời gian biểu mẫu này chưa phải là tuyệt đối, các bạn có thể lấy cái này làm mẫu rồi chỉnh sửa sao cho phù hợp với hoàn cảnh của bạn và tính cách của con chó

CÁCH CHỌN CHÓ VỀ NUÔI - KỸ THUẬT CHỌN CHÓ GIỐNG




Ở bài viết sau đây Dr. Hải - chia sẻ một số kiến thức để bạn có thể tự dạy thú cưng của mình một số kỹ năng đơn giản tại nhà mà không tốn nhiều công sức.

CÁCH CHỌN CHÓ VỀ NUÔI

             Nếu bạn muốn  nuôi chó, hãy chọn một con chó con từ 3-6 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, nếu con chó đó xuất xứ từ các nhà kinh doanh chó có tên tuổi thì đã được tiêm chủng đầy đủ và xổ giun đợt đầu. Một con chó đạt yêu cầu phải đảm bảo đầy đủ là khỏe mạnh, lanh lợi, chân cẳng và xương cốt vững chắc, có màu lông đặc trưng của giống chó( tuy nhiên màu lông có thể sáng hơn khi chó trưởng thành) .

Giải mã biểu cảm khuôn mặt của chó

Một cuộc nghiên cứu phát hiện con người có thể xác định chính xác một loạt các biểu cảm ở chó, từ những cử động nhỏ trên khuôn mặt của chúng để biết được con vật đang vui vẻ, buồn bã, giận dữ, ngạc nhiên hoặc thậm chí tội lỗi.

Các nhà khoa học cho rằng con người đã phát triển được mối dây đồng cảm tự nhiên với loài chó nhờ luôn bên nhau trong suốt 100.000 năm qua.
 Giải mã muôn mặt loài chó

Bệnh Sảy Thai truyền nhiễm ở chó. ( Brucellosis )

Là bệnh lây lan do vi khuẩn Brucella Canis gây chết thai, sảy thai và chứng vô sinh ở chó. Bào thai bị lây nhiễm vi khuẩn trong tử cung của mẹ sẽ chết và ra thai từ 45-59 tuổi. Những chó mẹ có sinh con nhưng sau sinh chó con ốm yếu và chết yểu sau vài ngày cũng có thể nghi nhiễm vi khuẩn Brucella Canis.

Vi khuẩn Gram âm ( GR- ) Brucella Canis phân lập nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Sảy thai do Brucella Canis

Hỏi đáp về tiêm vaccine phòng bệnh cho chó




1. Lịch tiêm chủng các bệnh cho chó từ sơ sinh đến trưởng thành ?

Bệnh rò da Dermosinus ở chó có xoáy lưng (bệnh u gáy).

Dermosinus (tạm dịch là bệnh vết/lỗ rò trên da) dân gian hay gọi là bệnh u gáy.

Dermosinus là gì?
Đây là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp nhất ở các loại chó có bờm trên lưng (RRD, TRD và có thể là CPQ). Dermosinus là một vết rò dạng ống (kênh) nhỏ như sợi chỉ, thông từ bề mặt da cho tới cột sống hoặc tới lớp vỏ cứng của tủy sống (Hình 1, 2).




Chó Phú Quốc tìm lại chỗ đứng trên thế giới


Hai con Đốm và Vện tại cuộc thi chó đẹp quốc tế 2011 tại Pháp TP - Nếu có tên trong danh sách các giống chó do Liên đoàn Nuôi chó giống thế giới lập ra, giống chó Phú Quốc sẽ được bảo tồn, phát triển tốt hơn, giá trị kinh tế tăng hàng chục lần...

Trong hai ngày 29 và 30-12, cuộc thi Chó đẹp Quốc tế, do Hiệp hội Những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA) tổ chức, diễn ra tại TPHCM. Trong 6 nội dung cuộc thi, có tới 2 nội dung dành cho chó Phú Quốc.
Ông Lý Nguyên Khôn, Phó Chủ tịch VKA, Trưởng ban tổ chức cuộc thi chó đẹp lần này, nói: Giống chó Phú Quốc là một trong những giống chó quý hiếm. Trên thế giới chỉ có 3 giống chó có xoáy trên lưng là chó Phú Quốc, chó Thái Lan và chó Nam Phi.