Các nhà khoa học Nhật Bản nghiên
cứu về một loài mèo hoang cho biết đã phát hiện được những protein tồn
tích bên trong não của chúng cũng tương tự như tình trạng ở bệnh nhân
mắc Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành giám định xác chết của 14 con mèo báo Tsushima ở đảo cùng tên nằm phía tây Nhật Bản.
Họ phát hiện mô não 5 con chứa các mớ rối sợi thần kinh, còn gọi là NFT,
một dạng protein thường xuất hiện ở bệnh nhân mắc chứng Alzheimer,
nhưng hiếm khi tìm thấy ở động vật, theo ABC News.
“Nếu so sánh cẩn thận những sự thay đổi trong não giữa nhiều động
vật khác nhau, chúng ta có thể đóng góp vào cuộc nghiên cứu nhằm phát
hiện cơ chế của căn bệnh", theo hãng thông tấn Kyodo dẫn lời James Chambers, giáo sư khoa Dịch tễ học thú y thuộc Đại học Tokyo.
Loài mèo báo Tsushima đang đối mặt với nguy cơ săn bắn quá
mức do bộ lông đặc biệt của chúng - (Ảnh: Bộ Môi trường Nhật Bản)
Vẫn chưa rõ liệu những con mèo báo Tsushima có thể hiện bất cứ triệu
chứng nào giống tình trạng mất trí nhớ hay không, do hành vi của chúng
không được theo dõi khi còn sống.
Các chuyên gia đang dự định tiến hành một cuộc nghiên cứu tương tự ở
mèo, vốn có thể trở nên khó tính, quên ăn, đi loạng choạng và biểu hiện
những triệu chứng về hành vi của tuổi già.
Từ lâu, giới khoa học từng nghi ngờ những động vật như mèo và chó có thể
mắc phải những tình trạng tương tự như chứng mất trí nhớ ở người.
Cuối cùng thì các nhà khoa học
cũng giải mã được điều bí ẩn che giấu dưới những vết vằn vện của mèo và
cả những họ hàng nhà mèo như hổ, báo…
Các nhà nghiên cứu Trường ĐH Stanford (Mỹ) đã phát hiện ra cái gọi là “gene bật tắt”chịu trách nhiệm về bộ lông những loài vật này, đó chính là gene Taqpep.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã so sánh mẫu các vật liệu
sinh học của hàng chục con mèo nhà có vằn vện và các vết đốm, các miếng
vá màu trên bộ lông của chúng cũng như các dã thú họ Mèo.
Các nhà khoa học đã khám phá ra bí mật về bộ lông vằn vện của các loài họ mèo.
Họ tìm ra những phần trước đây chưa ai biết đến trong bộ gene của chúng,
nằm trên nhiễm sắc thể đầu tiên, xưa nay vẫn lẩn tránh trước mắt các
nhà động vật học. Chính gene đó quy định màu sắc và những “hoa văn” trên bộ lông mèo và những thành viên khác cùng họ.
Thông qua việc nghiên cứu quá trình hình thành bộ lông của những con
vật, các nhà sinh học chứng minh được giả thuyết của họ đưa ra.
Theo giả thuyết này, ở giai đoạn phát triển hoạt tính của gene chịu
trách nhiệm màu đen thì trong khi sắc tố đen trội lên ở những tế bào sắc
tố này lại bị lấn át ở những tế bào sắc tố khác. Chính vì thế - theo lý
giải của họ - hổ thì có vằn mà báo chỉ có đốm (báo gấm, báo hoa mai…).
Những dữ liệu di truyền về màu sắc được bảo toàn trong suốt cuộc đời một
con vật và được di truyền lại trong gene từ đời bố mẹ sang con cái.
Ngoài ra, giả thuyết đó còn giải thích ví sao các “hoa văn” đó xuất hiện
đồng thời ở con vật họ mèo từ nhỏ đến lớn (trong khi ở nhiều loài vật,
màu lông cũng như các hoa văn thay đổi theo từng thời kỳ trưởng thành).
Tuy nhiên các tác giả cũng nói rằng công trình của mình chỉ mới bắt đầu
và trước mắt họ còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, ví dụ vì sao
những loài mèo sống hoang dã như báo đen, sư tử lại không có cả vằn lẫn
vết đốm.
Mèo vốn là loài gia súc sống sống
với người đã lâu. Lúc nào mèo cũng khoan thai, chậm rãi, sang trọng…
nhưng nhiều người vẫn hoài nghi, coi mèo như những kẻ đạo đức giả, “nguỵ
quân tử”. Những lúc vắng mặt người, chúng làm gì?
Để tìm hiểu bản chất của con vật “đáng yêu” (hay “đáng ghét”) này, các
nhà khoa học Trường ĐH Georgia (Hoa Kỳ) đã gắn vào dây đeo cổ 60 con mèo
sống trong các gia đình thuộc tầng lớp xã hội khác nhau, vùng miền khác
nhau những chiếc camera bé xíu, từng giờ từng phút báo cáo cho các nhà
khoa học chúng đang ở đâu, làm gì.
Và kết quả là…
Mỗi tuần một chú mèo nhà trung bình sát hại 2 con vật nhỏ. Trong số này,
41% vật hy sinh của loài gia súc vốn ăn thịt này là các loài lưỡng cư
(ếch nhái, thằn lằn và rắn), 25% là loài gặm nhấm, 20% là côn trùng và
12% còn lại là chim chóc.
Quan sát cho thấy mèo là loài rất tinh ranh và "hai mặt".
George Fenvick, Chủ tịch Uỷ ban bảo vệ loài lông vũ cho rằng chính mèo
là thủ phạm làm giảm số lượng nhiều loài chim muông. Biết đâu đây là sự
điều chỉnh của thiên nhiên, nói đúng hơn là sự điều chỉnh của luật tiến
hoá?
Mèo làm gì với những chiến lợi phẩm thu được? Sau khi săn bắt thành
công, tuỳ thuộc một phần vào con mồi, 30% bị mèo ăn sống nuốt tươi do
bản năng của tổ tiên truyền lại, 49% bị mèo hành hạ một cách tàn nhẫn,
thả ra bắt lại, tung hứng chán chê cho đến khi con mồi không thể lết đi
được nữa thì vứt đấy, bỏ đi, còn 21% bị mèo cắn chết rồi tha về nhà
dường như để tâng công với chủ, ra điều nuôi chúng không phải là tốn cơm
vô ích.
Nhưng đó chưa phải chuyện tồi tệ nhất. Một số mèo không chỉ “thờ” một
chủ. Chúng được một gia chủ nuôi nấng, thương yêu nhưng đôi khi lại lén
sang một gia đình thứ hai để được âu yếm, được nhậu nhẹt, thậm chí còn
ngủ đêm lại khiến người chủ thứ hai này cứ tưởng như mèo chỉ thuộc về
mình.
Qua camera, các nhà khoa học thấy được cả một câu chuyện: Kẻ hai mặt và
giả dối này ứng xử một cách khôn ngoan chẳng khác gì một gã đàn ông
trăng hoa lén lút duy trì hai gia đình với hai bà vợ nhưng giấu diếm rất
khéo. Chúng biết cách bố trí thời gian chặt chẽ để có mặt được ở cả hai
nơi vào những lúc cần xuất hiện và che giấu những lúc vắng mặt của
mình.
Nhiều lúc chúng ta không thấy con mèo thân yêu, cứ nghĩ nó đang ngủ, lấy
chân rửa mặt hoặc nhìn vơ vẩn qua cửa sổ, đợi chúng ta về, nhưng không,
chúng lang thang trên mái nhà hàng xóm, ra phố chơi hoặc đang “thám
hiểm” một nơi nào đó.
Thí nghiệm chứng tỏ mèo cũng lêu lổng ra trò. Chúng mò mẫm khắp nơi. 20%
thường xuyên ra những bãi cỏ, cống thải để rình mồi. 25% ăn thử bất cứ
thức ăn độc hại nào, 45% băng qua đường trước mũi xe cộ. Các chú mèo có
gia đình hẳn hoi tưởng “phẩm hạnh” lắm, thật ra cũng chẳng khác gì mèo
hoang, vô gia cư.
Cô nàng Smokey ngày 5/5 đã được công nhận là mèo nhà có tiếng kêu lớn nhất thế giới.
Theo Hội đồng Guinness, cô mèo xám trắng 12 tuổi sống tại
Northamton, Anh, có âm vực lên tới 67,7 decibels - gần bằng tiếng máy
xén cỏ. Trong một đoạn video đăng tải trên một website chuyên về loài
mèo, Smokey đã phát ra tiếng kêu na ná như tiếng gù của một con bồ câu
đang cáu giận.
Cô nàng Smokey. (Nguồn: Dailymail).
Smokey lần đầu tiên xuất hiện trên báo chí hồi tháng 2/2011, khi chủ của
cô nàng là Ruth Adams tham gia một cuộc thi về giọng của vật nuôi và đã
giành chiến thắng.
Anh Ruth Adams cho biết Smokey đã sống cùng gia đình anh từ 3 năm nay. Ở
nhà, cô nàng có tiếng kêu lớn hơn cả tiếng máy bay 737 khi hạ cánh, với
mức độ trung bình lên tới 80-85 decibels, thậm chí 92 decibels ở mức
cực điểm, và chỉ khi ngủ Smokey mới thôi ầm ĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét