Chó bi giun sán và cách chữa


 5.1. GIUN ĐŨA (Toxocara canis)
  5.1.1. Đặc điểm: Toxocara canis ký sinh ở ruột non của chó, mèo. Thường thấy ở chó dưới 6 tháng tuổi.
  5.1.2. Phân loại
  + Họ : Anisakidae
  + Loài: Toxocara canis
  5.1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo

  Toxocara canis ký sinh ở ruột non, bao tử  của chó. Đầu hơi cong về mặt bụng có 3 môi, cánh đầu rộng, giữa thực quản và dạ dày ruột có dạ dày nhỏ, đây là một đặc điểm của họ Anisakidae. Con đực dài 50-100 mm, đuôi cong hơi tù, có cánh đuôi, có 2 spicule dài bằng nhau dài 0,075- 0,085 mm. Giun cái dài 90-180 mm, đuôi thẳng. Trứng hơi tròn kích thước 0,080 - 0,085 x 0,064-0,072 mm. Vỏ trứng dày màu vàng có lợn cợn như tổ ong.
  5.1.4. Chu trình sinh học 
  Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi sau 5 ngày phát triển thành trứng có chứa ấu trùng gây nhiễm L2. Vật chủ cuối cùng ăn phải tới ruột ấu trùng được giải phóng theo mạch máuvề gan lột xác thành L3 lên tim, lên phổi sau đó ra khí quản được chó mèo nuốt trở lại ruột non lột xác 2 lần phát triển thành trưởng thành sau 1 tháng. Ấu trùng có thể di hành qua bào thai về phổi của thai lột xác thành L3. Khi được thai nhi nuốt xuống ruột phát triển thành trưởng thành sau 3 tuần. Khi chó con bú mẹ lẫn L3 vào ruột lột xác 2 lần thành trưởng thành. Một số ấu trùng do đi lại chỗ mà đóng kén Toxaskar ở chó ăn phải trứng, sẽ trở thành vật chủ tích trữ của Toxocara. Khi chó, mèo ăn phải sẽ bị nhiễm giun trưởng thành.
  5.1.5. Triệu chứng, bệnh tích
  -    Triệu chứng: Chó mất tính thèm ăn, thiếu máu gầy còm, chậm lớn, tiêu chảy, bụng to, ói mửa có lẫn cả giun. Những triệu chứng này thường thấy ở chó dưới 2 tháng tuổi. Chó có triệu chứng thần kinh, co giật. Ấu trùng di hành qua mặt thận, gan, phổi, não gây hoại tử  các cơ quan và gây viêm phổi, phù thủng, xuất huyết.
  -    Bệnh tích:
  -    Ruột to hơn bình thường bên trong chứa nhiều giun, có khi gây tắc ruột hoặc vỡ ruột, làm tắc ống dẫn mật và vỡ ống dẫn mật. Niêm mạc ruột viêm cata xuất huyết. Nếu bệnh nặng gây viêm phúc mạc
  5.1.6. Chẩn đoán
  Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi, Willis hoặc trực tiếp, hoặc có thể dựa vào triệu chứng ói mửa, gầy còm, những lúc ói mửa có cả giun ra đường miệng.
  5.1.7. Điều trị:
  -    Cần kiểm tra định kỳ ít nhất 1 tháng 1 lần đối với chó con và 3 tháng 1 lần đối với chó mèo trưởng thành. Khi phát hiện thấy nhiễm định kỳ dùng thuốc để tẩy cho chó mèo.
  -    Diệt vật chủ gậm nhấm, không cho chó tiếp xúc với cáo, chó sói và các loại thú ăn thịt. Không thả rong chó.
  -    Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng.
  -    Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVAXIDE
  -    Khi chó mèo hoặc các loại thú ăn thịt nhiễm giun đũa nên dùng cá loại thuốc sau của công ty ANOVA như sau:
  -    Dùng thuốc NOVA-LEVA: 1 ml/ 15 kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, 1 liều duy nhất.
  + Thú non dưới 6 tháng tuổi: 2 tháng tẩy giun 1 lần.
  + Thú trên 5 tháng tuổi: 3-4 tháng tẩy giun 1 lần.
  -    Dùng thuốc NOVA MECTIN 0,25%:
  + Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 6 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
  + Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 4 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần
  -    Dùng thuốc NOVA MECTIN 1%:
  + Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 25 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
  + Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 16 kg thể trọng, tuần 1 lần, trong 3 tuần.
  Trong thời gian điều trị cần nhốt thú nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh phụ nhiễm.
  -    Dùng thuốc NOVA-LEVASOL: 1g/ 8 kg thể trọng. Trộn đều thuốc vào 1 ít thức ăn hoặc pha vào một ít nước uống.
  + Thú non: Mỗi 2 tháng xổ 1 lần.
  + Thú lớn: Mỗi 6 tháng xổ 1 lần.
  5.2. Giun móc (Ancylostoma caninum)
  5.2.1. Đặc điểm:
 Ancylostoma caninum ký sinh ở ruột non chó mèo.
  5.2.2. Phân loại
5.2.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo:
 ký sinh ở ruột non chó, mèo. Bao miệng mỗi bên có 3 đôi răng chia 3 nhánh. Con đực dài 9-12 mm. Đuôi phát triển có túi chitin. Spicule dài bằng nhau dài 0,74 –0,87 mm, đoạn cuối nhọn. Lái dài 0,13-0,21mm. Trứng hình bầu dục, hai đầu thon đều gồm 2 lớp vỏ. Trứng mới thải ra bên ngoài trong có 8 tế bào phôi.
Hình 3. Hình dạng trứng giun móc
  5.2.4. Chu kỳ phát triển
  -    Trứng theo phân thải ra ngoài gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp sau 20 giờ tới một vài ngày hình thành ấu trùng trong trứng. Au trùng chui ra khỏi trứng qua 6-7 ngày, lột xác 2 lần để tạo thành ấu trùng gây nhiễm (L3). Ấu trùng gây nhiễm  dài 0,59-0,69 mm, có thể bò ở nền chuồng hay cây cỏ quanh chuồng. Nếu gia súc ăn phải ấu trùng gây nhiễm vào trong phổi, lột xác lần 3 tạo L4, về ruột lột thành L5  sau 14 -20 ngày trở thành dạng trưởng thành.
  -    Đường gây nhiễm chủ yếu cho chó mèo và gia súc, là đường chui qua da. Gia súc non dễ bị ấu trùng xâm nhập qua da hơn là gia súc trưởng thành. Ấu trùng gây nhiễm dạng còn non dễ xâm nhập qua da hơn là ấu trùng già. Khi xâm nhập qua da chỉ 40 phút tất cả các ấu trùng chuyển vào hệ thống tuần hoàn của chó. Trong 2 ngày đầu ấu trùng xâm nhập vào phổi nhiều nhất sau đó về ruột và phát triển thành trưởng thành. Trong khi cho con bú, L3 trong máu sẽ truyền qua sữa và gây nhiễm cho chó con. Ấu trùng cũng có thể bị chặn lại ở mô cơ của ruột non mà không phát triển thành dạng trưởng thành. Ở Uncinaria tương tự như Ancylostoma. Khi nhiễm qua đường miệng không có quá trình di hành.
  5.2.5. Triệu chứng và bệnh tích
  -    Triệu chứng: Chó có thể chết nếu không được chữa bệnh và chăm sóc tốt mặc dù giun móc không có nhiều . Chó thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, gầy còm, suy nhược. Khi nhiễm nặngchó, mèo bỏ ăn, kiết lỵ, táo bón, phân có lẫn máu.
-    Bệnh tích: Mổ khám thấy có nhiều giun cắn sâu vào niêm mạc ruột ở giai đoạn không tràng. Niêm mạc ruột viêm cata và loét, hoặc xuất huyết chảy máu. Giun móc hút máu và làm chảy máu nên vật thiếu máu trầm trọng và gầy rạc.
Hình.4. Niêm mạc ruột bị viêm do giun móc cắn ở giai đoạn không tràng
  5.2.6. Chẩn đoán
  Dựa vào triệu chứng thiếu máu và chó thường chết nhanh để chẩn đoán. Cần xét  nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi, Willis. Trứng giun  móc chó dễ dàng nhận biết qua xét nghiệm. Trứng của giun móc Ancylostoma giống trứng của Uncinaria, chỉ có điểm khác biệt là trứng của Ancylostoma nhỏ hơn. Ở chó con khi triệu chứng đã xuất hiện vẫn không thấy trứng giun móc trong ruột. Nếu có 5000 trứng/ gam phân có dấu  hiệu lâm sàng và thiếu máu. Nếu có 11.000 trứng/gam phân coi như  nhiễm nặng.
  5.2.7. Điều trị:
  -    Chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc chó, mèo chu đáo. Nếu thấy chó, mèo gầy ốm, thiếu máu cần kiểm tra phân, hoặc cho chó mèo uống các loại thuốc tẩy giun móc cho chó, mèo.
  -    Xung quanh nhà ở nên phát quang các bụi cây để cho có ánh nắng trực tiếp xuống xung quanh nhà sẽ có tác dụng diệt trứng và ấu trùng.
  -    Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng.
  -    Có thể định kỳ dùng thuốc trị và phòng cho chó, mèo.
  -    Nên dùng thuốc cho chó mẹ 1 lần trong khi mang thai và 2 lần sau khi đẻ.
  -    Dùng thuốc NOVA-LEVA: 1 ml/ 15 kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, 1 liều duy nhất.
  + Thú non dưới 6 tháng tuổi: 2 tháng tẩy giun 1 lần.
  + Thú trên 5 tháng tuổi: 3-4 tháng tẩy giun 1 lần.
  -    Dùng thuốc NOVA-LEVASOL: 1g/ 8 kg thể trọng. Trộn đều thuốc vào 1 ít thức ăn hoặc pha vào một ít nước uống.
  + Thú non: Mỗi 2 tháng xổ 1 lần.
  + Thú lớn: Mỗi 6 tháng xổ 1 lần.
  5.3. Giun tim Dirophilaria immitis
  5.3.1. Đặc điểm
  Do một số loài ký sinh trong động mạch chủ, trong tim, dưới da, trong hốc cơ thể, xung quanh thực quản và các cơ quan của chó mèo và thú ăn thịt. Dirofilaria immitis (Leidy, 1856) ký sinh ở động mạch phổi, động mạch chủ và tim của chó.
  5.3.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo: Giun có màu trắng ngà mảnh và dài. Con đực 120-180 mm hai spicule không bằng nhau dài 0,216-0,318 mm và 0,188-0,200 mm. Con cái dài 250-300 mm. Âm hộ cách đầu 1,6-2,8 mm. Giun đẻ ra ấu trùng. Ấu trùng Microfilaria dài 0,220-0,290 mm rộng 0,007 mm và có vỏ bọc bên ngoài.
  5.3.3. Chu kỳ sinh học
  Cần có sự tham gia của vật chủ trung gian là muỗi Anopheles hyrcanus var sinensis, A. vagus, Myzorhynchus preudopictus, Stegomyia fasciata, S. albopicta, Culex fatigans, Bọ chét Ctenocephalides felis, C.canis. Ngoài ra còn có muỗi Aedes và cả ve hút máu. Muỗi hút máu hút cả Microfilaria vào ống malpighi sau 10 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm ( L3) sau đó chuyển lên vòi của muỗi. Khi hút máu gia súc Microfilaria xâm nhập vào vật chủ di chuyển về tim và động mạch phổi sau 85-120 ngày, sau đó phát triển thành trưởng thành trong động mạch mất khoảng từ 8-9 tháng. Giun có thể sống trong cơ thể chó từ 3-5 năm.
  5.3.4. Triệu chứng và bệnh tích
  -    Triệu chứng: Khi nhiễm nặng chó khó thở và kiệt sức, thiếu máu, viêm thận, viêm bàng quang, nước tiểu có máu. Chó ói mửa liệt chân phù thủng và rối loạn hoạt động của tim. Đầu chó hay nghiêng về một bên. Những nốt sần chứa đầy tương dịch và xung huyết. Máu bị phân giải gây hemoglobin niệu và bilirubin niệu.
  -    Bệnh tích: Tâm nhĩ phải nở to, viêm cơ tim gây tắc mạch và nút mạch máu. Thành của tâm thất phải bị rách. Tổ chức xung quanh thực quản có nhiều khối u, xơ hóa và cứng. Da viêm những chỗ có ấu trùng giun thường bị xơ hóa.
  5.3.5. Chẩn đoán
  -    Xét nghiệm máu tìm ấu trùng theo phương pháp tập trung. Lấy 5-10 ml máu cho vào ống nghiệm, cho thêm một ít dung dịch chống đông máu. Để yên trong phòng 30 phút hoặc ly tâm trong vòng vài phút. Dưới đáy ống nghiệm là hồng bạch cầu và huyết thanh Microfilaria thường nằm ở giữa hồng cầu và huyết thanh. Dùng pipet hút nhẹ lớp dung dịch ở giữa hồng bạch cầu và huyết thanh nhỏ lên lam kiểm tra. Larvae của Dirofilaria đầu thon, đuôi thẳng chuyển động ngoe nguẩy. Kích thước lớn hơn 0,300 mm, phía ngoài ấu trùng có màng bọc.
  -    Chẩn đoán huyết thanh học: Giun chỉ ở chó mèo khi chẩn đoán nếu dùng kháng nguyên gắn kết để tìm kháng thể không chính xác. Tạo kháng thể đơn dòng gắn kết sau đó xác định kháng nguyên trong vòng tuần hoàn cho kết quả chính xác hơn.
  5.3.6. Phòng và trị bệnh
  -    Dùng thuốc trị ấu trùng khi phát hiện chó có nhiễm larva.
  -    Diệt muỗi và vật chủ trung gian hút máu.
  -    Phòng chống muỗi đốt chó bằng kem hoặc các thuốc bôi thoa…
  -    Thường xuyên phòng bằng thuốc diệt larva
  -    Dùng thuốc NOVA-LEVA: 1 ml/ 15 kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, 1 liều duy nhất.
  + Thú non dưới 6 tháng tuổi: 2 tháng tẩy giun 1 lần.
  + Thú trên 5 tháng tuổi: 3-4 tháng tẩy giun 1 lần.
  -    Dùng thuốc NOVA MECTIN 0,25%:
  + Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 6 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
  + Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 4 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần
  -    Dùng thuốc NOVA MECTIN 1%:
  + Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 25 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
  + Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 16 kg thể trọng, tuần 1 lần, trong 3 tuần.
  Trong thời gian điều trị cần nhốt thú nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh phụ nhiễm.
  -    Dùng thuốc NOVA-LEVASOL: 1g/ 8 kg thể trọng. Trộn đều thuốc vào 1 ít thức ăn hoặc pha vào một ít nước uống.
  + Thú non: Mỗi 2 tháng xổ 1 lần.
  + Thú lớn: Mỗi 6 tháng xổ 1 lần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét