Mắt mèo có góc nhìn rộng 200 độ và tế bào hình que nhiều gấp 8 lần so với mắt người, nên nó có khả năng nhìn tốt vào ban đêm, các vật ở tầm xa nhưng khi nhìn gần và nhìn các vật vào ban ngày kém hơn mắt người do ít các tế bào hình nón.
Lúc bình mình, hoàng hôn và ban đêm mèo cũng có tầm nhìn tốt hơn hẳn mắt người. Vì đôi mắt của nó có các tế bào hình que, một loại tế báo nhạy cảm với ánh sáng, nhiều gấp 6-8 lần so với con người. Tế bào hình que còn cho phép mèo cảm nhận chuyển động trong bóng tối tốt hơn nhiều.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của bác sĩ thú y Kerry Ketring, mắt mèo có hình dạng elip, giác mạc lại lớn và lớp mô Tapetum-một lớp mô có thể phản xạ ánh sáng trở lịa võng mạc, nên có thể giúp mèo thu thập ánh sáng tốt hơn nhiều. Lớp mô Tapetum còn có thể thay đổi bước sóng của ánh ánh sáng làm cho con mồi hoặc các đối tượng khác “in bóng” lên màn đêm được nổi bật hơn trong tầm nhìn của mèo.
Tuy nhiên, mắt mèo không phải chỉ có toàn lợi thế. Trong khi võng mạc mắt người có tế bào hình nón nhiều hơn mắt mèo gấp 10 lần, nó cho phép con người nhìn tốt hơn trong ánh sáng. “Con người phát hiện các vật chuyển động trong ánh sáng tốt hơn 10-12 lần so với mèo hoặc chó, vì tầm nhìn vào ban ngày là một chức năng của tế bào hình nón”, bác sĩ Ketring nói.
Mắt người cũng có 3 loại tế bào hình nón cho phép mắt nhìn thấy một loạt các màu sắc, nhất là các màu sắc sặc sỡ như màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Trong khi mèo có thể có ba loại tế bào hình nón nhưng số lượng và phân phối của từng loại khác nhau. Trong các thử nghiệm hành vi cho thấy, có vẻ mèo không thể nhìn đầy đủ các màu sắc như con người.
Đồng thời, mắt người cũng có thể nhìn thấy với độ phân giải lớn hơn nhiều và một phạm vi lớn hơn đối với vật có màu sắc sống động nhờ các tế bào hình nón trong mắt. Trong khi con người nhìn rõ các đối tượng ở khoảng cách 30-60 mét thì mèo phải cần thêm hơn 6 mét nữa mới có thể nhìn rõ. Do mắt mèo thiếu các cơ bắp cần thiết để thay đổi hình dạng ống kính mắt nên khó nhìn các vật ở gần.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết chuột có thể hoàn toàn không còn sợ mèo nếu bị nhiễm một loài ký sinh trùng.
Nhóm nghiên cứu của Wendy Ingram và các đồng nghiệp thuộc Đại học California, Berkely, Mỹ, cho biết ký sinh trùng đơn bào Toxoplasma gondii có khả năng kiềm chế nỗi sợ mèo của loài chuột. Sau khi miễn nhiễm với loài ký sinh trùng, loài chuột cũng sẽ không còn phản ứng sợ hãi với nước tiểu của giống linh miêu này.
"Đáng chú ý là ngay cả sau khi hết nhiễm trùng trên diện rộng hoặc hoàn toàn miễn nhiễm, sự thay đổi về hành vi của những con chuột vẫn tiếp tục diễn ra", BBC dẫn lời Ingram nói."Sự nhiễm trùng tạm thời này ngoài việc tạo ra sự thay đổi hoàn toàn trong lĩnh vực sinh vật học ký sinh, có thể có ý nghĩa rất lớn đối với y học truyền nhiễm".
Các loài động vật gặm nhấm có thể bị nhiễm trùng bằng cách ăn phân mèo. Loài ký sinh trùng này sau đó sẽ tự hoạt động trong các cơ quan bên trong cơ thể, đặc biệt trong não bộ, nơi nó phát triển thành u nang.
Con người cũng có thể bị nhiễm trùng loài ký sinh này. Con số ước tính gần đây cho thấy có khoảng 350.000 người nhiễm trùng Toxoplasmosis mỗi năm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trong thời kỳ mang thai của phụ nữ và ảnh hưởng xấu đến những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Ingram cho hay thí nghiệm này có thể có ý nghĩa lớn với con người, đặc biệt là những bệnh nhân bị tâm thần phân liệt.
Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) từng tìm cách biến mèo thành công cụ nghe lén các quan chức ngoại giao nước ngoài vào thập niên 60.
Vào những năm 60, các quan chức CIA muốn tìm ra một biện pháp hiệu quả và bí mật để ghi âm nội dung các cuộc nói chuyện của quan chức nước ngoài trên lãnh thổ Mỹ, Scientific American đưa tin. Để thực hiện ý tưởng đó, các nhà nghiên cứu nghĩ tới một loài động vật gần gũi với con người. Trong số chúng, mèo là loài động vật hợp lý nhất, bởi chúng có thể tới gần người mà không gây sự chú ý.
Sau khi lựa chọn một con mèo để làm thử nghiệm, các nhà nghiên cứu cấy các thiết bị vào cơ thể nó - chẳng hạn như một microphone trong tai, một thiết bị truyền sóng radio trong sọ. Sau đó họ huấn luyện để con mèo ngồi cạnh mục tiêu để ghi âm nội dung cuộc nói chuyện.
Để kiểm tra mức độ hiệu quả của "gián điệp mèo", các nhân viên CIA đưa con mèo tới một công viên và thả nó với hy vọng nó sẽ tới gần hai người trên ghế và nghe lén. Thật không may, mọi việc không diễn ra theo kế hoạch. Con mèo dường như không quan tâm tới nhiệm vụ lớn lao mà CIA giao phó. Thay vào đó nó lang thang trên đường và chết vì một chiếc xe taxi cán qua.
Ban lãnh đạo CIA quyết định hủy chương trình đào tạo mèo thành gián điệp sau cái chết của con mèo.
Người chủ của chú mèo này sống ở thành phố Rostov-na-Dona, đã mang theo chú khi đến thăm nhà một người bạn ở thành phố Crasnodon thuộc tỉnh Lugansk, Ucraina và chú đã bị lạc mất chủ nhân của mình tại đây.
Một điều kì lạ đã xảy ra, chú mèo này đã vượt qua quãng đường 200km để tìm với chủ của mình trong tình trạng kiệt sức, nhưng sức khỏe không có gì nghiêm trọng.
Từ câu chuyện trên, các nhà khoa học Đức đã tiến hành hàng loạt các thí nghiệm để kiểm tra khả năng định hướng của mèo. Lần đầu tiên, họ cho mèo vào một hộp kín, chở vòng quanh thành phố rồi thả ra. Chú mèo này đã nhanh chóng tìm được đường về ngay sau đó. Lần thứ 2 họ chở chú mèo khác ra khỏi thành phố, đi qua những cung đường rắc rối hơn, khiến mèo không thể định hướng bằng việc dựa vào bầu trời. Kết quả là chú mèo này vẫn xác định được đúng đến 98% đường về nhà.
Kể cả khi tiêm thuốc ngủ, những chú mèo sau đó vẫn tìm được đường về nhà. Nhưng nếu buộc một thanh nam châm vào người mèo thì chúng bắt đầu bị lúng túng trong việc chọn đường về.
Từ đó, các nhà khoa học kết luận rằng thành phần sắt trong mô của mèo đóng vai trò như những chiếc la bàn, phản ứng lại với từ trường Trái Đất. Đây chính là nguyên nhân mèo có thể tìm được đường về.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét