Có nhiều loài ve ký sinh trên chó, nhưng thường thấy nhất là loài ve Rhipicephalus sanguineus, ve có hình quả lê và màu nâu đen, chiều dài ve từ 3 – 4,5 mm (khi chưa hút máu), khi hút máu no kích thước cơ thể ve tăng lên nhiều lần. Vị trí ký sinh của ve chú yếu gần tai, mắt, vành tai, cổ, kẽ ngón chân, trường hợp nhiễm ve nặng thì ve bám đầy cơ thể. Chó ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm ve.
Vòng đời:
Ve phát triển qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, thiếu trùng và ve trưởng thành. Ve cái trong thờigian hút máu giao phối với con đực, sau đó ở thời điểm thích hợp rời bỏ ký chủ và chọn nơi có nhiệt độ, ẩm độ thích hợp và không có ánh sáng chiếu vào trực tiếp bắt đầu đẻ trứng. Ve thường đẻ trứng trong các khe, kẽ của tường nhà nơi chó thường hay nằm nghỉ ngơi, sau khi đẻ trứng ve cái sẽ chết. Trứng sau 2-5 tuần tuỳ điều kiện khí hậu sẽ phát triển thành ấu trùng, sau đó tìm ký chủ là chó hút máu phát triển thành thiếu trùng và ve trưởng thành, sau đó tiếp tục vòng đời.
Ve phát triển qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, thiếu trùng và ve trưởng thành. Ve cái trong thờigian hút máu giao phối với con đực, sau đó ở thời điểm thích hợp rời bỏ ký chủ và chọn nơi có nhiệt độ, ẩm độ thích hợp và không có ánh sáng chiếu vào trực tiếp bắt đầu đẻ trứng. Ve thường đẻ trứng trong các khe, kẽ của tường nhà nơi chó thường hay nằm nghỉ ngơi, sau khi đẻ trứng ve cái sẽ chết. Trứng sau 2-5 tuần tuỳ điều kiện khí hậu sẽ phát triển thành ấu trùng, sau đó tìm ký chủ là chó hút máu phát triển thành thiếu trùng và ve trưởng thành, sau đó tiếp tục vòng đời.
Tác hại của ve: Vết cắn của ve tạo nên vết thương cục bộ, mở đường cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào, gây nhiễm trùng cục bộ hay nhiễm trùng toàn thân. Bên cạnh đó độc tố do ve tiết ra làm đầu độc cơ thể chó. Khi chó nhiễm ve ở cường độ cao thì con vật bị mất máu và luôn luôn ở trong trạng thái bị kích thích, nên đôi khi chó có biểu hiện cắn táp những người xung quanh, thậm chí là chủ nhà khi bị tác động nhẹ.
I. Triệu chứng:
Trường hợp nhiễm ve nhẹ, thấy ve bám ở trong và ngoài vành tai, vùng cổ, kẽ ngón chân. Khi chó nhiễm ve nặng thì ve bám đầy cơ thể, chó bỏ ăn, gãi thường xuyên, chó trong tình trạng mất máu, da tái nhợ, cơ thể gầy sọp, da lông xù xì, dầy lên, chó gậm, liếm cào cấu thường xuyên.
Trường hợp nhiễm ve nhẹ, thấy ve bám ở trong và ngoài vành tai, vùng cổ, kẽ ngón chân. Khi chó nhiễm ve nặng thì ve bám đầy cơ thể, chó bỏ ăn, gãi thường xuyên, chó trong tình trạng mất máu, da tái nhợ, cơ thể gầy sọp, da lông xù xì, dầy lên, chó gậm, liếm cào cấu thường xuyên.
II. Phòng bệnh:
Để kiểm soát ve ta nên định kỳ phun thuốc sát trùng chỗ ở của chó, như chuồng, góc nhà, vách tường, sân 10 ngày/ lần.
Giữ vệ sinh lông chó, nên tắm cho chó bằng Vime – Shampo định kỳ.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó.
Tiêm Vimectin 2-3 tháng/ 1 lần .
Để kiểm soát ve ta nên định kỳ phun thuốc sát trùng chỗ ở của chó, như chuồng, góc nhà, vách tường, sân 10 ngày/ lần.
Giữ vệ sinh lông chó, nên tắm cho chó bằng Vime – Shampo định kỳ.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó.
Tiêm Vimectin 2-3 tháng/ 1 lần .
III. Trị bệnh:
Để đạt kết quả trong điều trị nên kết hợp điều trị đồng bộ như sau:
- Tiêm thốc đặc trị : Vimectin: 1ml/10 kg thể trọng
- Tắm chó bằng Vime - shampo: 1 tuần/ lần, sau đó xịt Vime-Frondog, xịt ngược chiều lông chó. Trường hợp nhiễm ve nặng có thể dùng Vimectin lập lại lần 2 sau 1 tuần. - Xịt thuốc sát trùng định kỳ nơi chó ở, xung quanh nhà.
Để đạt kết quả trong điều trị nên kết hợp điều trị đồng bộ như sau:
- Tiêm thốc đặc trị : Vimectin: 1ml/10 kg thể trọng
- Tắm chó bằng Vime - shampo: 1 tuần/ lần, sau đó xịt Vime-Frondog, xịt ngược chiều lông chó. Trường hợp nhiễm ve nặng có thể dùng Vimectin lập lại lần 2 sau 1 tuần. - Xịt thuốc sát trùng định kỳ nơi chó ở, xung quanh nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét